Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có tối đa bao nhiêu Phó Giám đốc?
- Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có được tự thực hiện các hoạt động xây dựng không?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có tối đa bao nhiêu Phó Giám đốc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án
a) Lãnh đạo Ban Quản lý dự án gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
b) Các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý dự án gồm: Văn phòng Ban, Phòng Quản lý đầu tư và Phòng Quản lý dự án.
c) Việc thành lập, sáp nhập và sắp xếp các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Ban Quản lý dự án. Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
d) Giám đốc Ban Quản lý quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có tối đa không được quá 03 Phó Giám đốc.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc
…
2. Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án
a) Là người giúp Giám đốc Ban Quản lý dự án theo dõi, quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban Quản lý dự án và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, quản lý.
b) Xây dựng kế hoạch công tác thuộc các lĩnh vực được Giám đốc Ban Quản lý dự án phân công, báo cáo Giám đốc quyết định.
c) Ký các văn bản, giấy tờ theo ủy quyền của Giám đốc.
d) Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như sau:
- Là người giúp Giám đốc Ban Quản lý dự án theo dõi, quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban Quản lý dự án và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, quản lý.
- Xây dựng kế hoạch công tác thuộc các lĩnh vực được Giám đốc Ban Quản lý dự án phân công, báo cáo Giám đốc quyết định.
- Ký các văn bản, giấy tờ theo ủy quyền của Giám đốc.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có được tự thực hiện các hoạt động xây dựng không?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2016, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác
a) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban;
b) Tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc;
d) Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ Tư pháp hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp có quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?