Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có được chủ trì các phiên họp của Hội đồng không?
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có quy định như thế nào?
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có được chủ trì các phiên họp của Hội đồng không?
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ như thế nào?
- Thành viên Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 10293/QĐ-BCT năm 2014, có quy định về Chủ tịch Hội đồng như sau:
Chủ tịch Hội đồng
Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương là lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có được chủ trì các phiên họp của Hội đồng không?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 10293/QĐ-BCT năm 2014, có quy định về Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:
Phó Chủ tịch Hội đồng
Phó Chủ tịch Hội đồng đảm nhận, chịu trách nhiệm phát động, theo dõi các phong trào thi đua lao động, sản xuất kinh doanh trong ngành; chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết nhân rộng các điển hình tiên tiến; chủ trì các phiên họp của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương được chủ trì các phiên họp khi Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 10293/QĐ-BCT năm 2014, có quy định về Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng như sau:
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn như Điều 4, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Là người trực tiếp phụ trách Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Công Thương.
2. Lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng.
3. Thông qua dự thảo chương trình, nội dung công tác trình Hội đồng thảo luận tại các phiên họp, thông báo kết luận các phiên họp Hội đồng.
4. Tham mưu, tổ chức phát động các phong trào thi đua trong ngành.
5. Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng của Bộ.
6. Tổng hợp, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thi đua khen thưởng đối với các đơn vị trong ngành.
7. Thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác thi đua khen thưởng.
8. Giải quyết công việc hàng ngày của Hội đồng liên quan đến công tác thi đua khen thưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ và quyền hạn như Điều 4 và những quyền hạn và nghĩa vụ sau:
- Là người trực tiếp phụ trách Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Công Thương.
- Lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng.
- Thông qua dự thảo chương trình, nội dung công tác trình Hội đồng thảo luận tại các phiên họp, thông báo kết luận các phiên họp Hội đồng.
- Tham mưu, tổ chức phát động các phong trào thi đua trong ngành.
- Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng của Bộ.
- Tổng hợp, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thi đua khen thưởng đối với các đơn vị trong ngành.
- Thừa lệnh Bộ trưởng ký văn bản trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác thi đua khen thưởng.
- Giải quyết công việc hàng ngày của Hội đồng liên quan đến công tác thi đua khen thưởng
Thành viên Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 10293/QĐ-BCT năm 2014, có quy định về các thành viên Hội đồng như sau:
Các thành viên Hội đồng
Các thành viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Theo dõi chỉ đạo các phong trào thi đua thuộc phạm vi mình phụ trách; đề xuất và tham gia ý kiến về các hình thức khen thưởng, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong việc xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trong ngành.
2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng và các chủ trương công tác của Hội đồng thuộc phạm vi mình phụ trách.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Theo dõi chỉ đạo các phong trào thi đua thuộc phạm vi mình phụ trách; đề xuất và tham gia ý kiến về các hình thức khen thưởng, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong việc xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trong ngành.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng và các chủ trương công tác của Hội đồng thuộc phạm vi mình phụ trách.
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?