Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai bổ nhiệm? Bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị
...
2. Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị khác, số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 5 (năm) người, làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.
...
Theo quy định thì Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
Theo khoản 1 Điều 29 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm
1. Chủ tịch, Phó chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
b) Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
c) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 32 Điều lệ này;
đ) Không đảm bảo một trong các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 27 Điều lệ này.
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Theo quy định Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
- Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
- Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Bị cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 32 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015;
- Không đảm bảo một trong các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 27 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015.
Lưu ý: Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai bổ nhiệm? Bị xem xét miễn nhiệm khi nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định thế nào?
Theo Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị theo đúng quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Nghiên cứu, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc định hướng phát triển, phương án, kế hoạch hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ.
3. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nội dung cuộc họp, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích với thành viên đó. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập hợp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Điều lệ này.
5. Thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị phù hợp quy định của pháp luật và Điều lệ này.
6. Báo cáo trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu.
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Xem phim 18+, xem phim XXX, chia sẻ link 18+, link quay lén, lộ clip 18+, người xem, người chia sẻ có bị phạt không?
- Giám định xây dựng có bao gồm giám định chất lượng khảo sát xây dựng không? Trách nhiệm chi trả chi phí giám định xây dựng?
- Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng thì có được xét tặng Huy hiệu Đảng không? Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng?
- Thời hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức cấp lại được xác định như thế nào theo Nghị định 175?