Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội có hệ số lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện nay là bao nhiêu?
Hệ số lương của Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội hiện nay là bao nhiêu?
Theo Mục I Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của Nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định về hệ số lương của Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội như sau:
Như vậy, theo quy định Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội (tương đương ngạch Chuyên viên cao cấp bậc 5) có hệ số lương là 7,64.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Tương đương:
- Từ 1/1/2023 đến 30/6/2023: 11.383.600 đồng/tháng
- Từ 1/7/2023 trở đi: 13.752.000 đồng/tháng.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội hiện nay là bao nhiêu?
Theo Mục I Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của Nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội như sau:
Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội có phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 1,30.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Tương đương:
- Từ 1/1/2023 đến 30/6/2023: 1.937.000 đồng/tháng
- Từ 1/7/2023 trở đi: 2.340.000 đồng/tháng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội có hệ số lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội do cơ quan nào phê chuẩn?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
4. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Theo quy định nêu trên Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
...
2. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng. Khi Chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban. Khi Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ nhiệm được Chủ nhiệm Ủy ban ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm.
Theo quy định Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban.
Khi Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội được Chủ nhiệm Ủy ban ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?