Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp?
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp
1. Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp
...
3. Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.
4. Thanh tra Bộ Tư pháp có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.
Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp
Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành. Căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra và cộng tác viên thanh tra.
5. Yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình; Thanh tra Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
8. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do bộ, ngành thành lập.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?