Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm đúng không? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao lâu?
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm đúng không? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao lâu?
- Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia sẽ có bao nhiêu Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao không?
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm đúng không? Nhiệm kỳ của Phó Chánh án là bao lâu?
Người bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Theo đó, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Và Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia sẽ có bao nhiêu Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
Số lượng Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia được quy định tại Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
3. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia sẽ có 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao không?
Việc Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao không, theo quy định tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.
2. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.
4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập; người đứng đầu Tổng cục hoặc tương đương; sĩ quan tại ngũ, đang công tác có cấp bậc hàm Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
6. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
...
Như vậy, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là một trong những đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?