Phó Ban Nội chính Trung ương có được xem là lãnh đạo của Ban không? Ban có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát những nội dung nào?
Phó Ban Nội chính Trung ương có được xem là lãnh đạo của Ban không?
Phó Ban Nội chính Trung ương có được xem là lãnh đạo của Ban không, thì căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
2. Cơ cấu tổ chức
- Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
- Vụ Pháp luật
- Vụ Cơ quan nội chính
- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
- Vụ Cải cách tư pháp
- Vụ Nghiên cứu tổng hợp
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Tạp chí Nội chính.
3. Biên chế
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội chính Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
Theo đó, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Do đó Phó Ban Nội chính Trung ương cũng được xem là một trong những lãnh đạo của Ban.
Ban Nội chính Trung ương (Hình từ Internet)
Ban Nội chính Trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát những nội dung nào?
Ban Nội chính Trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 như sau:
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao.
- Chủ trì hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy và đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các cấp ủy, tổ chức đảng; tham gia về phương hướng, nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo quy định của Đảng.
Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cơ quan nào trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao?
Theo Điều 4 Quyết định 216-QĐ/TW năm 2020 như sau:
Chế độ làm việc, mối quan hệ công tác
1. Căn cứ Quyết định này, Ban Nội chính Trung ương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc và các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; quy định chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác giữa các vụ, đơn vị trực thuộc Ban.
2. Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo theo quy định.
Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương với tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ giữa cơ quan tham mưu, giúp việc và cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Trung ương với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp và theo các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
3. Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành hoặc trình Ban Bí thư ban hành quy chế phối hợp công tác.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?