Phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được diễn ra theo trình tự thủ tục như thế nào?
- Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
- Các công việc cần phải thực hiện để chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính là gì?
- Phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được diễn ra theo trình tự thủ tục như thế nào?
- Phạm vi giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được xác định như thế nào?
- Hội đồng giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính có thẩm quyền như thế nào?
Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 268 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính như sau:
Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa giám đốc thẩm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.
Các công việc cần phải thực hiện để chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính là gì?
Căn cứ tại Điều 269 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định để chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm cần thực hiện những công việc sau đây:
- Đầu tiên, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
- Ngoài ra, phải gửi Bản thuyết trình cho các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
Phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được diễn ra theo trình tự thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được diễn ra theo trình tự thủ tục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 270 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định phiên tòa giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được diễn ra theo trình tự thủ tục như sau:
- Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.
- Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ.
- Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
- Các thành viên của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nghị án, biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Việc nghị án phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 191 Luật Tố tụng hành chính 2015.
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Phạm vi giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 271 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định phạm vi giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính được xác định như sau:
- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 272 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền như sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
-. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.
- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?