Phiên họp xem xét kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể ủy quyền cho ai tham gia?
- Việc yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự để xem xét việc kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được lập hồ sơ gì?
- Phiên họp xem xét kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể ủy quyền cho ai tham gia?
- Văn bản thông báo kết quả về việc nhất trí tại phiên họp xem xét kiến nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì có cần nêu rõ lý do không?
Việc yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự để xem xét việc kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được lập hồ sơ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 66 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát
1. Trường hợp xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét việc kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi văn bản yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển ngay hồ sơ vụ án cùng với kiến nghị cho Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời thông báo cho Tòa án đã chuyển hồ sơ biết. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kiến nghị thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án đã chuyển hồ sơ.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công có trách nhiệm nghiên cứu kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát để giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị, phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát thực hiện theo quy định của Quy chế này và quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân
Theo đó, việc yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự để xem xét việc kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được lập hồ sơ kiểm sát án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân.
Xem xét kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Phiên họp xem xét kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể ủy quyền cho ai tham gia?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tham gia phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị.
2. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền trình bày nội dung kiến nghị, căn cứ của việc kiến nghị, phân tích, đánh giá các tình tiết, chứng cứ của vụ án, chứng cứ bổ sung (nếu có) để làm rõ vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó theo Điều 407 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể ủy quyền cho Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên họp để xem xét kiến nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự.
Văn bản thông báo kết quả về việc nhất trí tại phiên họp xem xét kiến nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án hình sự thì có cần nêu rõ lý do không?
Căn cứ theo Điều 408 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
Sau khi kết thúc phiên họp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi văn bản thông báo kết quả phiên họp về việc nhất trí hoặc không nhất trí kiến nghị, đề nghị cho Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn bản thông báo phải nêu rõ lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
Trường hợp không nhất trí kết quả xem xét kiến nghị, đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, văn bản thông báo kết quả về việc nhất trí tại phiên họp xem xét kiến nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cũng vẫn phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?