Phiên họp định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào?
- Phiên họp định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào?
- Kết luận định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế là gì?
- Hội đồng định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế do ai thành lập? Số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là bao nhiêu?
Phiên họp định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo quy định về phiên họp định giá tài sản tại tiểu mục 1 Mục IV Quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
IV. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. Phiên họp định giá tài sản: Phiên họp chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham dự; Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp định giá tài sản. Hội đồng định giá phải lập biên bản phiên họp định giá tài sản; và có đủ chữ ký của thành viên dự họp; Biên bản phải ghi đầy đủ, trung thực toàn bộ nội dung phiên họp định giá tài sản.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phiên họp định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham dự.
Ngoài ra, phiên họp do Chủ tịch Hội đồng điều hành và hội đồng định giá phiên họp phải lập biên bản, yêu cầu ghi đầy đủ, trung thực toàn bộ nội dung phiên họp.
Phiên họp định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Kết luận định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BYT năm 2024, quy định như sau:
IV. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
…
2. Kết luận định giá tài sản: Là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản yêu cầu. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản và có xác nhận chữ ký của Bộ Y tế. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Như vậy, kết luận định giá tài sản trong quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản yêu cầu.
Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản và có xác nhận chữ ký của Bộ Y tế.
Lưu ý: Nếu thành viên của Hội đồng định giá không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng có quyền ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Hội đồng định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế do ai thành lập? Số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định về thành lập Hội đồng định giá tài sản tại tiểu mục 5.2 Mục V Quy trình định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 298/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
V. NỘI DUNG QUY TRÌNH
...
5.2. Diễn giải lưu đồ:
...
5.2.2. Thành lập Hội đồng định giá tài sản
5.2.2.1. Trình Bộ Y tế có văn bản đề nghị cử cán bộ tham gia Hội đồng
Trên cơ sở kết quả cuộc họp và rà soát thông tin, tài liệu, trong vòng 02 ngày, Thanh tra Bộ dự thảo văn bản để trình Bộ Y tế ký, ban hành gửi các Vụ/Cục/Đơn vị thuộc Bộ Y tế và Bộ Tài chính (hoặc các Bộ, ngành khác nếu có liên quan) để cử cán bộ tham gia là thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng định giá tài sản.
5.2.2.2. Cử cán bộ tham gia Hội đồng:
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Y tế yêu cầu cử cán bộ, các Vụ/Cục/Đơn vị khẩn trương có văn bản cử cán bộ tham gia gửi Thanh tra Bộ để tổng hợp danh sách. Thanh tra Bộ sẽ dự thảo phiếu trình và văn bản của Bộ Y tế gửi Bộ Tài chính (hoặc các Bộ, ngành khác nếu có liên quan) tiếp tục đôn đốc việc cử cán bộ tham gia Hội đồng.
Trường hợp đến thời hạn mà các Vụ/Cục/Đơn vị chưa có văn bản cử cán bộ thì Thanh tra Bộ tiếp tục có văn bản gửi để đôn đốc khẩn trương cử cán bộ tham gia Hội đồng.
5.2.2.3. Quyết định thành lập Hội đồng:
Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được cơ bản các văn bản cử cán bộ tham gia Hội đồng, Thanh tra Bộ sẽ nghiên cứu dự thảo phiếu trình và Quyết định thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc. Nguyên tắc thành viên Hội đồng là số lẻ tối thiểu là 05 người.
Trường hợp tiếp tục nhận được văn bản cử cán bộ của Bộ Tài chính (hoặc các Bộ, ngành khác nếu có liên quan) hoặc các Vụ/Cục/Đơn vị liên quan, Thanh tra Bộ sẽ dự thảo phiếu trình và quyết định bổ sung thành viên Hội đồng. Số lượng thành viên Hội đồng sẽ được điều chỉnh đảm bảo là số lẻ tối thiểu là 05 người.
5.2.2.4. Ký, ban hành quyết định thành lập Hội đồng:
Trong vòng 04 ngày, sau khi nhận được phiếu trình và dự thảo Quyết định, Bộ Y tế sẽ ký, ban hành quyết định thành lập Hội đồng.
...
Như vậy, Bộ Y tế sẽ ký, ban hành quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ tối thiểu là 05 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?