Phiên họp chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân có được phát thanh, truyền hình trực tiếp hay không?
Phiên họp chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân có được phát thanh, truyền hình trực tiếp hay không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 quy định về việc chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cụ thể như sau:
Chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Trình tự chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quy định cụ thể về thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn, việc điều hành của chủ tọa và quyền tranh luận của đại biểu trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc ban hành nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Trường hợp Hội đồng nhân dân quyết định ban hành nghị quyết về chất vấn thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp xã tổng hợp ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và người bị chất vấn để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo nghị quyết về chất vấn, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân để trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp.
3. Phiên họp chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Hội đồng nhân dân quyết định.
Nội dung phiên họp chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với phiên họp chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Hội đồng nhân dân quyết định.
Còn với phiên họp chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã thì nội dung của phiên họp sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.
Chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (Hình từ Internet)
Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự ra sao?
Theo khoản 3 Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 thì hoạt động chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây:
(1) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
(2) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
(3) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
(4) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân khi thực hiện hoạt động giám sát phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 thì hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Nghị quyết này.
2. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
3. Được tiến hành thường xuyên, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả.
4. Báo cáo kết quả giám sát kịp thời và đúng thời hạn; chú trọng công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?