Phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu? Đối tượng nào được miễn giảm phí thành viên?
Phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 Tải quy định như sau:
Phí thành viên
1. Luật sư phải đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phí thành viên của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Mức phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 100.000 đồng/người/tháng (một trăm nghìn đồng/người/tháng).
Mức phí thành viên của Đoàn Luật sư là 150.000 đồng/người/tháng (một trăm năm mươi nghìn đồng/người/tháng).
Theo đó, Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 đã quy định phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phí thành viên của Đoàn Luật sư như sau:
- Mức phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 100.000 đồng/người/tháng (một trăm nghìn đồng/người/tháng).
- Mức phí thành viên của Đoàn Luật sư là 150.000 đồng/người/tháng (một trăm năm mươi nghìn đồng/người/tháng).
Như vậy, luật sư sẽ phải đóng cố định hai loại phí thành viên theo quy định trên, tương đương với 3.000.000 đồng/năm
Phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu? Đối tượng nào được miễn giảm phí thành viên?
Luật sư đóng phí thành viên vào thời gian nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:
Phí thành viên
1. Luật sư phải đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phí thành viên của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Mức phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 100.000 đồng/người/tháng (một trăm nghìn đồng/người/tháng).
Mức phí thành viên của Đoàn Luật sư là 150.000 đồng/người/tháng (một trăm năm mươi nghìn đồng/người/tháng).
2. Luật sư đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông báo hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư đóng phí thành viên của Đoàn Luật sư bằng hình thức nộp trực tiếp tại Văn phòng Đoàn Luật sư hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Đoàn Luật sư do Đoàn Luật sư thông báo.
3. Luật sư đóng phí 06 tháng/lần để giúp cho việc quản lý, thống kê và niêm yết danh sách đóng phí cho thống nhất.
Việc đóng phí thành viên được hoàn thành chậm nhất vào ngày cuối cùng của kì đóng phí (ngày 30 tháng 6 dương lịch và ngày 31 tháng 12 dương lịch trong năm đóng phí).
Theo đó, Luật sư phải đóng phí 06 tháng/lần
Đồng thời, việc đóng phí thành viên được hoàn thành chậm nhất vào ngày cuối cùng của kì đóng phí (ngày 30 tháng 6 dương lịch và ngày 31 tháng 12 dương lịch trong năm đóng phí).
Bên cạnh đó, hình thức đóng phí như sau:
- Luật sư đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông báo hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Luật sư đóng phí thành viên của Đoàn Luật sư bằng hình thức nộp trực tiếp tại Văn phòng Đoàn Luật sư hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Đoàn Luật sư do Đoàn Luật sư thông báo.
Đối tượng nào được miễn giảm phí luật sư?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:
Miễn, giảm phí thành viên
1. Luật sư thành viên từ đủ 75 tuổi trở lên được miễn phí thành viên.
2. Luật sư thành viên vì lý do sức khỏe, bệnh tật, có hồ sơ bệnh án, không thể tham gia hoạt động hành nghề luật sư và có đơn xin miễn hoặc giảm phí thành viên có thể được xem xét miễn, giảm phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư.
3. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tiếp nhận đơn xin miễn, giảm phí thành viên, xem xét đối với từng trường hợp cụ thể để quyết định miễn, giảm phí thành viên Đoàn Luật sư và đề nghị Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam chấp thuận đối với phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Theo đó, các trường hợp được miễn, giảm phí thành viên là:
- Luật sư thành viên từ đủ 75 tuổi trở lên được miễn phí thành viên.
- Luật sư thành viên vì lý do sức khỏe, bệnh tật, có hồ sơ bệnh án, không thể tham gia hoạt động hành nghề luật sư và có đơn xin miễn hoặc giảm phí thành viên có thể được xem xét miễn, giảm phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư.
Tiêu chuẩn trở thành Luật sư năm 2024 là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Đồng thời, căn cứ Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:
Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Theo đó, tiêu chuẩn để trở thành Luật sự như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
- Có phẩm chất đạo đức tốt,
- Có bằng cử nhân luật,
- Đã được đào tạo nghề luật sư,
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,
- Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Đồng thời người có đủ tiêu chuẩn nêu trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?