Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi như thế nào?
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt có được thực hiện phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi không?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI NỘI SOI
I. ĐẠI CƯƠNG
Nối thông túi lệ mũi nội soi qua đường mũi là phẫu thuật tạo đường thông trực tiếp từ túi lệ sang khoang mũi, nhằm tạo ra đường nối tắt để dẫn nước mắt từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật này, lỗ mở thông từ túi lệ sang mũi được tạo ra từ phía mũi mà không phải rạch da ở phía ngoài.
II. CHỈ ĐỊNH
Tắc ống lệ mũi mà điều trị bằng các biện pháp khác thất bại.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tắc ống lệ mũi có viêm túi lệ cấp hoặc áp xe vùng túi lệ đang tiến triển.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt được đào tạo về kỹ thuật này.
2. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật nối lệ mũi nội soi, đèn ánh sáng dùng trong phẫu thuật cắt dịch kính, ống silicon, máy hút, máy khoan.
3. Người bệnh
Chuẩn bị như quy định chung.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Nối thông túi lệ mũi nội soi qua đường mũi là phẫu thuật tạo đường thông trực tiếp từ túi lệ sang khoang mũi, nhằm tạo ra đường nối tắt để dẫn nước mắt từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật này, lỗ mở thông từ túi lệ sang mũi được tạo ra từ phía mũi mà không phải rạch da ở phía ngoài.
Người thực hiện phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi là phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt được đào tạo về kỹ thuật này.
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi như thế nào? (Hình từ Internet)
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI NỘI SOI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Hồ sơ bệnh án đã làm đầy đủ (hoàn thành bệnh án, chỉ định điều trị, theo dõi chăm sóc).
- Hồ sơ bệnh án đã duyệt phẫu thuật.
2. Kiểm tra người bệnh
- Thay quần áo.
- Tra, uống thuốc trước phẫu thuật (theo chỉ định).
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê góc trong mi trên và mi dưới, mào lệ trước bằng thuốc tê có thuốc co mạch (có thể dùng lidocain 2% có pha adrenalin hoặc các thuốc có tác dụng tương tự).
- Gây mê nếu người bệnh là trẻ nhỏ hoặc người bệnh kém hợp tác.
- Gây tê niêm mạc mũi bằng cách đặt gạc có thấm thuốc tê niêm mạc như lidocain 2%. Đặt thuốc làm co cuốn mũi.
3.2. Kỹ thuật
- Đặt ống dẫn ánh sáng vào mũi:
+ Nong rộng lỗ lệ, lệ quản.
+ Đưa ống dẫn ánh sáng qua lỗ lệ, lệ quản vào túi lệ.
- Cắt niêm mạc mũi:
+ Cắt phần niêm mạc tương ứng với phần xương lệ.
+ Bộc lộ xương lệ.
- Cắt xương:
+ Định vị phần xương lệ và phần dày hơn ở xương hàm bằng cách di chuyển đầu ống dẫn ánh sáng và dùng dụng cụ tách màng xương để xác định cấu trúc xương.
+ Trước tiên, cắt bỏ phần xương lệ. Lấy hết những mẩu xương vụn để tránh làm tắc lỗ thông sau này.
+ Mở rộng lỗ xương. Có thể phải cắt 1 phần xương hàm (ngành lên).
- Cắt niêm mạc túi lệ:
+ Di chuyển đầu ống dẫn ánh sáng để xác định vùng túi lệ. Dùng đầu ống này đẩy căng túi lệ và cắt niêm mạc.
+ Cắt phần trên của niêm mạc ống lệ mũi và niêm mạc túi lệ từ dưới lên trên, ở phía trước nguồn sáng dẫn hướng. Nếu túi lệ giãn rộng, cắt bỏ phần niêm mạc mũi theo chiều ngang. Tránh để niêm mạc mũi tạo nên vạt thừa vì vạt này sẽ làm tắc lỗ thông.
Trong thời gian phẫu thuật, cần dùng đầu hút để hút máu hoặc nhầy chảy ra từ niêm mạc và túi lệ.
Niêm mạc mũi và xương có thể được cắt bằng dụng cụ thông thường hoặc bằng larer YAG hoặc NdYAG.
Đặt ống silicon: đặt ống từ phía lệ quản, qua lỗ mở thông vào mũi. Buộc hai đầu ống ở trong khoang mũi.
Theo quy định trên, các bước tiến hành phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi được quy định cụ thể trên.
Thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi như sau:
- Vô cảm:
+ Gây tê góc trong mi trên và mi dưới, mào lệ trước bằng thuốc tê có thuốc co mạch (có thể dùng lidocain 2% có pha adrenalin hoặc các thuốc có tác dụng tương tự).
+ Gây mê nếu người bệnh là trẻ nhỏ hoặc người bệnh kém hợp tác.
+ Gây tê niêm mạc mũi bằng cách đặt gạc có thấm thuốc tê niêm mạc như lidocain 2%. Đặt thuốc làm co cuốn mũi.
- Kỹ thuật
+ Đặt ống dẫn ánh sáng vào mũi:
++ Nong rộng lỗ lệ, lệ quản.
++ Đưa ống dẫn ánh sáng qua lỗ lệ, lệ quản vào túi lệ.
+ Cắt niêm mạc mũi:
++ Cắt phần niêm mạc tương ứng với phần xương lệ.
++ Bộc lộ xương lệ.
+ Cắt xương:
++ Định vị phần xương lệ và phần dày hơn ở xương hàm bằng cách di chuyển đầu ống dẫn ánh sáng và dùng dụng cụ tách màng xương để xác định cấu trúc xương.
++ Trước tiên, cắt bỏ phần xương lệ. Lấy hết những mẩu xương vụn để tránh làm tắc lỗ thông sau này.
++ Mở rộng lỗ xương. Có thể phải cắt 1 phần xương hàm (ngành lên).
+ Cắt niêm mạc túi lệ:
++ Di chuyển đầu ống dẫn ánh sáng để xác định vùng túi lệ. Dùng đầu ống này đẩy căng túi lệ và cắt niêm mạc.
++ Cắt phần trên của niêm mạc ống lệ mũi và niêm mạc túi lệ từ dưới lên trên, ở phía trước nguồn sáng dẫn hướng. Nếu túi lệ giãn rộng, cắt bỏ phần niêm mạc mũi theo chiều ngang. Tránh để niêm mạc mũi tạo nên vạt thừa vì vạt này sẽ làm tắc lỗ thông.
Trong thời gian phẫu thuật, cần dùng đầu hút để hút máu hoặc nhầy chảy ra từ niêm mạc và túi lệ.
Niêm mạc mũi và xương có thể được cắt bằng dụng cụ thông thường hoặc bằng larer YAG hoặc NdYAG.
Đặt ống silicon: đặt ống từ phía lệ quản, qua lỗ mở thông vào mũi. Buộc hai đầu ống ở trong khoang mũi.
Sau phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi phải theo dõi người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI NỘI SOI
....
VI. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT
- Hậu phẫu thường quy.
- Tra kháng sinh phổ rộng, kết hợp corticoid liều thấp trong 7 - 10 ngày.
- Uống thuốc giảm phù, có thể phối hợp kháng sinh toàn thân.
- Khám định kỳ hàng tháng.
- Rút ống trung bình sau 3 tháng.
Trong thời gian chưa rút ống, có thể bơm lệ đạo kiểm tra.
Như vậy, sau phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi phải theo dõi người bệnh như sau:
- Hậu phẫu thường quy.
- Tra kháng sinh phổ rộng, kết hợp corticoid liều thấp trong 7 - 10 ngày.
- Uống thuốc giảm phù, có thể phối hợp kháng sinh toàn thân.
- Khám định kỳ hàng tháng.
- Rút ống trung bình sau 3 tháng.
Trong thời gian chưa rút ống, có thể bơm lệ đạo kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?