Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được hiểu như thế nào? Được chỉ định cho người bệnh khi nào và khi nào không được chỉ định thực hiện?

Cho hỏi rằng phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được hiểu như thế nào? Bên cạnh đó thì khi phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được chỉ định cho người bệnh khi nào và khi nào không được chỉ định thực hiện? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thanh Long đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được hiểu như thế nào?

Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT THẮT CÁC MẠCH MÁU LỚN NGOẠI VI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là phẫu thuật mạch máu hiếm gặp, chỉ định hạn chế trong số ít trường hợp
- Mạch máu tổn thương cần được xử lý để cầm máu là chủ yếu.
...

Theo đó, phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi là phẫu thuật mạch máu hiếm gặp, chỉ định hạn chế trong số ít trường hợp. Mạch máu tổn thương cần được xử lý để cầm máu là chủ yếu.

Như vậy, phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được hiểu như trên.

Phẫu thuật

Phẫu thuật (Hình từ internet)

Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được chỉ định cho người bệnh khi nào và khi nào không được chỉ định thực hiện?

Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT THẮT CÁC MẠCH MÁU LỚN NGOẠI VI
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Cụt chấn thương vẫn đang chảy máu.
- Chi thiếu máu không hồi phục có biểu hiện nhiễm độc, chưa có khả năng cắt cụt.
- Vết thương, chấn thương hoặc nhiễm trùng mạch máu phía ngoại vi gây mất máu nhiều, không có khả năng cầm máu, mục đích là cầm máu tạm thời trước điều trị thực thụ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có biện pháp cầm máu hiệu quả khác.

Theo đó, phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được chỉ định khi người bệnh thuộc các trường hợp sau:

- Cụt chấn thương vẫn đang chảy máu.

- Chi thiếu máu không hồi phục có biểu hiện nhiễm độc, chưa có khả năng cắt cụt.

- Vết thương, chấn thương hoặc nhiễm trùng mạch máu phía ngoại vi gây mất máu nhiều, không có khả năng cầm máu, mục đích là cầm máu tạm thời trước điều trị thực thụ.

Đồng thời khi chống chỉ định trong trường hợp có biện pháp cầm máu hiệu quả khác.

Như vậy, phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được chỉ định và chống chỉ định cho người bệnh như trên.

Thắt các mạch máu lớn ngoại vi thì trước khi phẫu thuật các bước chuẩn bị sẽ như thế nào?

Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT THẮT CÁC MẠCH MÁU LỚN NGOẠI VI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
- Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.
2. Người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định (tổn thương nặng, nguy cơ cụt chi và tử vong). Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật: Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Phương tiện gây mê: Gây mê nội khí quản, tê tủy sống hoặc gây tê tại chỗ tùy trường hợp
4. Hồ sơ bệnh án:
- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận cấp cứu của bác sỹ trực trưởng tua, lãnh đạo…). Có thể hoàn thành các bước này sau nếu người bệnh tối cấp cứu.
- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:
+ X-quang ngực thẳng
+ Nhóm máu
+ Công thức máu toàn bộ
+ Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
+ Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
+ Điện giải đồ
+ Xét nghiệm nước tiểu

Theo đó, thắt các mạch máu lớn ngoại vi thì trước khi phẫu thuật cần thực hiện tốt các bước tại khâu chuẩn bị như sau:

Bước 1 người thực hiện: gồm 2 kíp

- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.

- Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.

Bước 2 về người bệnh:

Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định (tổn thương nặng, nguy cơ cụt chi và tử vong). Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

Bước 3 về phương tiện:

- Dụng cụ phẫu thuật: Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu

- Phương tiện gây mê: Gây mê nội khí quản, tê tủy sống hoặc gây tê tại chỗ tùy trường hợp

Bước 4 hồ sơ bệnh án:

- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận cấp cứu của bác sỹ trực trưởng tua, lãnh đạo…). Có thể hoàn thành các bước này sau nếu người bệnh tối cấp cứu.

- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

+ X-quang ngực thẳng

+ Nhóm máu

+ Công thức máu toàn bộ

+ Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ

+ Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận

+ Điện giải đồ

+ Xét nghiệm nước tiểu

Như vậy, có thể thấy rằng trước khi thắt các mạch máu lớn ngoại vi người thực hiện cần đảm bảo đầy đủ và đúng quy trình đã nêu trên.

Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phẫu thuật tim cho trẻ thuộc hộ cận nghèo sẽ không được hỗ trợ nếu như đã thực hiện việc mổ trước khi làm hồ sơ, thủ tục?
Pháp luật
Phẫu thuật mở hẹp van động mạch phổi thì bước tiến hành vô cảm sẽ như thế nào? Sau khi phẫu thuật người bệnh bị xẹp phổi thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng thì có các bước tiến hành như thế nào? Việc theo dõi người bệnh sau phẫu thuật ra sao?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào? Sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần theo dõi như thế nào?
Pháp luật
Các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch nách động mạch đùi như thế nào? Ai sẽ là người thực hiện phẫu thuật này?
Pháp luật
Khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì người bệnh sẽ được nằm ở tư thế nào khi phẫu thuật?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường ngực tiến hành gây mê như thế nào? Có phải theo dõi tiếp tục sau khi phẫu thuật hay không?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các bước tiến hành ra sao? Phẫu thuật xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến cho người bệnh như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật cắt đường thông động chạy thận nhân tạo do biến chứng hoặc sau ghép thận là như thế nào? Phẫu thuật này chỉ định cho người bệnh khi nào?
Pháp luật
Phồng và giả phồng động mạch chi là gì? Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi thì có bước chuẩn bị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực
1,322 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào