Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính lấy thể thủy tinh có nhân cứng như thế nào?
- Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là gì? Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính do ai thực hiện?
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính lấy thể thủy tinh có nhân cứng như thế nào?
- Rách võng mạc trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính nguyên nhân do đâu và được xử trí như thế nào?
Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là gì? Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục I và tiểu mục 1 Mục 4 Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH SA VÀO DỊCH KÍNH
I. ĐẠI CƯƠNG
Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là phẫu thuật phối hợp lấy thể thủy tinh và cắt dịch kính nhằm điều trị, đề phòng các biến chứng và phục hồi chức năng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sa thể thủy tinh vào dịch kính do chấn thương có thể kèm biến chứng: tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc ...
- Sa thể thủy tinh bệnh lý.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Viêm nhiễm khác của mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt
...
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là phẫu thuật phối hợp lấy thể thủy tinh và cắt dịch kính nhằm điều trị, đề phòng các biến chứng và phục hồi chức năng.
Dịch kính, hay còn gọi là thể pha lê, là chất trong suốt lấp đầy khoảng trống giữa thủy tinh thể và võng mạc mắt. Chất dịch kính gồm 2 phần là phần dịch (thực tế là nước) và phần có cấu tạo sợi được hình thành bởi các phân tử albumin dính kết với nhau.
Theo quy định trên, người phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính lấy thể thủy tinh có nhân cứng (Hình từ Internet)
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính lấy thể thủy tinh có nhân cứng như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH SA VÀO DỊCH KÍNH
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê với người lớn, gây mê với trẻ em.
3.2. Các kỹ thuật cắt dịch kính và lấy thể thủy tinh
...
3.2.2. Kỹ thuật cắt dịch kính lấy thể thủy tinh có nhân cứng
- Cắt dịch kính ba đường qua Pars plana đến khi sạch dịch kính (như trên) đảm bảo cắt sạch dịch kính để tránh co kéo dịch kính - võng mạc gây rách võng mạc trong thì phaco thể thủy tinh.
- Dùng đèn lạnh nội nhãn đỡ dưới thể thủy tinh không để thể thủy tinh rơi trở lại buồng dịch kính.
- Dùng đầu phaco typ chuyên dụng không có lớp áo silicon bên ngoài, có đặc điểm là nhỏ và dài hơn đầu typ tiêu chuẩn. Nếu không có đầu phaco chuyên dụng cũng có thể dùng đầu phaco tiêu chuẩn. Đưa đầu phaco vào qua đường mở củng mạc tại vị trí Pars plana, đưa thể thủy tinh sa lệch lên khoang dịch kính trước hoặc lên sau diện đồng tử để tán nhuyễn thể thủy tinh sa lệch bằng năng lượng siêu âm. Hạn chế tối thiểu năng lượng siêu âm trong buồng dịch kính, có thể sử dụng đầu đèn nội nhãn để giữ và điều khiển khối nhân thể thủy tinh.
- Có thể sử dụng perfluorocarbon lỏng bơm vào buồng dịch kính giúp nâng thể thủy tinh lên khỏi võng bảo vệ võng mạc trước tác dụng của sóng siêu âm. Nên áp dụng trong những trường hợp phức tạp, ví dụ như có biến chứng bong võng mạc kèm theo sa thể thủy tinh.
- Dùng đầu phaco với năng lượng thấp, hoặc đầu cắt dịch kính để hút sạch những mảnh nhân nhỏ.
- Kiểm tra và xử lý các tổn thương võng mạc chu biên (nếu có) bằng laser, lạnh đông hoặc ấn độn củng mạc. Tùy từng trường hợp có thể treo thể thủy tinh nhân tạo nếu không có biến chứng võng mạc.
- Rút dụng cụ phẫu thuật, đóng các đường vào nội nhãn. Khâu phục hồi củng mạc, kết mạc bằng chỉ vicryl 7-0.
- Kết thúc phẫu thuật. Dùng kháng sinh và kháng viêm, băng kín mắt phẫu thuật.
Theo quy định trên, kỹ thuật cắt dịch kính lấy thể thủy tinh có nhân cứng khi phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Rách võng mạc trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính nguyên nhân do đâu và được xử trí như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH SA VÀO DỊCH KÍNH
...
VII. XỬ LÝ BIẾN CHỨNG
1. Biến chứng trong phẫu thuật
...
1.4. Rách võng mạc, bong võng mạc
- Nguyên nhân: do đầu cắt dịch kính chạm võng mạc, do co kéo của dịch kính ở vùng nền lên vùng võng mạc chu biên trong quá trình cắt dịch kính, khi đưa dụng cụ vào hoặc rút dụng cụ ra khỏi dịch kính.
- Xử trí: trao đổi khí dịch, tạo sẹo dính hắc võng mạc bằng laser hoặc lạnh đông.
...
Như vậy, rách võng mạc trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính nguyên nhân do đầu cắt dịch kính chạm võng mạc, do co kéo của dịch kính ở vùng nền lên vùng võng mạc chu biên trong quá trình cắt dịch kính, khi đưa dụng cụ vào hoặc rút dụng cụ ra khỏi dịch kính.
- Xử trí: trao đổi khí dịch, tạo sẹo dính hắc võng mạc bằng laser hoặc lạnh đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?