Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh thực hiện theo các bước như thế nào?
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh được chỉ định khi nào?
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh do ai thực hiện?
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh thực hiện theo các bước như thế nào?
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh được chỉ định khi nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.
II. CHỈ ĐỊNH
Đục thể thủy tinh toàn bộ (không soi được đáy mắt) hoặc đục thể thủy tinh chưa hoàn toàn có thị lực (nếu thử được) ≤ 20/200.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân và mắt không cho phép phẫu thuật.
...
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh được chỉ định khi đục thể thủy tinh toàn bộ (không soi được đáy mắt) hoặc đục thể thủy tinh chưa hoàn toàn có thị lực (nếu thử được) ≤ 20/200.
Lưu ý, chống chỉ định với tình trạng toàn thân và mắt không cho phép phẫu thuật.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh (Hình từ Internet)
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh do ai thực hiện?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ vi phẫu, kéo cắt bao, kim hoặc kẹp phẫu tích xé bao.
- Kính sinh hiển vi phẫu thuật. Máy cắt dịch kính.
- Thuốc gây tê tại chỗ, kháng sinh và corticoid tại chỗ.
3. Người bệnh
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh trước phẫu thuật.
- Tra thuốc dãn đồng tử 2 - 3 lần trong 2 giờ trước phẫu thuật để đảm bảo đồng tử dãn tốt trong khi phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Làm hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.
Theo quy định trên, người thực hiện phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh do Bác sĩ chuyên khoa Mắt thực hiện.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINH
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây mê đối với trẻ nhỏ, bổ sung gây tê cạnh nhãn cầu.
3.2. Kỹ thuật
- Đặt vành mi. Cố định cơ trực trên.
- Mở vào tiền phòng. Có hai cách: tạo đường hầm củng mạc 2/3 chiều dày, cách rìa 3mm vào đến giác mạc hoặc dùng pique rạch trực tiếp từ vùng rìa giác mạc thường ở kinh tuyến 10 giờ.
- Bơm chất nhày duy trì tiền phòng.
- Xé bao trước thể thủy tinh bằng kim 25 Gauche hoặc kẹp phẫu tích xé bao.
- Hút nhân thể thủy tinh.
- Bơm chất nhầy tách hai lá bao trước, bao sau và đặt thể thủy tinh nhân tạo vào trong túi bao (nếu có).
- Rửa sạch chất nhầy.
* Trong trường hợp phối hợp cắt bao sau và dịch kính trước: đặt kim nước 22G qua giác mạc vào tiền phòng vị trí 2 giờ. Đưa đầu cắt dịch kính qua vết rạch giác mạc ra mặt sau thể thủy tinh nhân tạo, hoặc đưa qua đường vào tại Pars plana cắt bao sau vùng trung tâm rộng 3 - 4mm và cắt dịch kính trước. Tốc độ cắt 400 lần /phút và áp lực hút 100mmHg.
- Bơm phù vết phẫu thuật hoặc khâu giác mạc bằng chỉ 10/0.
- Tái tạo tiền phòng bằng nước hoặc bóng hơi.
- Tiêm kháng sinh và corticoid cạnh nhãn cầu
- Tra betadin 5% và mỡ kháng sinh, corticosteroid, băng chặt. Kết thúc phẫu thuật.
Theo đó, phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây mê đối với trẻ nhỏ, bổ sung gây tê cạnh nhãn cầu.
- Kỹ thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao điều trị đục thể thủy tinh bẩm sinh được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?