Phẫu thuật Fontan là như thế nào? Phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?

Cho hỏi rằng phẫu thuật Fontan là như thế nào? Bên cạnh đó thì việc phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào và các trường hợp chỉ định đó cụ thể ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Hải đến từ Nha Trang.

Phẫu thuật Fontan là như thế nào?

Phẫu thuật Fontan là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật Fontan ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT FONTAN
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất (Single ventricle-SV) là bệnh tim bẩm sinh trong đó chỉ có một tâm thất đủ kích thước và chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. SV được mô tả và phẫu thuật thành công vào những năm 50 của thể kỷ XX, với phẫu thuật Glenn năm 1958 và đặc biệt phẫu thuật Fontan năm 1968 đã cải thiện rõ kết quả điều trị bệnh SV. Ngày nay, phẫu thuật Fontan với miệng nối ngoài tim bằng mạch nhân tạo được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các trung tâm phẫu thuật tim để điều trị bệnh SV với tỷ lệ tử vong dao động từ 0%-5%. Có nhiều cách phân loại bệnh như teo thất trái, teo thất phải và loại không xác định hoặc SV tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP) (nhiều máu lên phổi) và loại hẹp phổi (ít máu lên phổi). Người bệnh cần được chẩn đoán ở thể tăng áp lực ĐMP hay thể hẹp phổi để có phương pháp điều trị hợp lý. Đối với các trường hợp có tăng áp lực ĐMP cần được phẫu thuật thắt hẹp ĐMP để làm giảm áp lực ĐMP chuẩn bị cho phẫu thuật thì sau (phẫu thuật Glenn hai hướng và phẫu thuật Fontan). Với người bệnh có hẹp phổi, kích thước ĐMP chưa đủ cần phải phẫu thuật bắc cầu chủ phổi để kích thước ĐMP tăng lên đủ điều kiện phẫu thuật các thì sau. Phẫu thuật Fontan là phẫu thuật thường tiến hành sau phẫu thuật nối thông động mạch chủ-động mạch phổi hai chiều. Dưới đây chỉ trình bày phẫu thuật Fontan cải tiến sau phẫu thuật nối thông động mạch chủ-động mạch phổi hai chiều.

Như vậy, phẫu thuật Fontan là một phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất (Single ventricle-SV) là bệnh tim bẩm sinh trong đó chỉ có một tâm thất đủ kích thước và chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể.

Ngày nay, phẫu thuật Fontan với miệng nối ngoài tim bằng mạch nhân tạo được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các trung tâm phẫu thuật tim để điều trị bệnh SV với tỷ lệ tử vong dao động từ 0%-5%.

Có nhiều cách phân loại bệnh như teo thất trái, teo thất phải và loại không xác định hoặc SV tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP) (nhiều máu lên phổi) và loại hẹp phổi (ít máu lên phổi).

Người bệnh cần được chẩn đoán ở thể tăng áp lực ĐMP hay thể hẹp phổi để có phương pháp điều trị hợp lý.

Đối với các trường hợp có tăng áp lực ĐMP cần được phẫu thuật thắt hẹp ĐMP để làm giảm áp lực ĐMP chuẩn bị cho phẫu thuật thì sau (phẫu thuật Glenn hai hướng và phẫu thuật Fontan).

Với người bệnh có hẹp phổi, kích thước ĐMP chưa đủ cần phải phẫu thuật bắc cầu chủ phổi để kích thước ĐMP tăng lên đủ điều kiện phẫu thuật các thì sau. Phẫu thuật Fontan là phẫu thuật thường tiến hành sau phẫu thuật nối thông động mạch chủ-động mạch phổi hai chiều.

Phẫu thuật

Phẫu thuật (Hình từ Internet)

Phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật Fontan ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT FONTAN
...
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ có bệnh tim bẩm sinh dạng có một tâm thất
Điều kiện để phẫu thuật Fontan
- Tuổi: Người bệnh từ 4 tuổi đến 15 tuổi.
- Nhịp xoang.
- Đổ về tỉnh mạch chủ bình thường.
- Áp lực ĐMP trung bình ≤ 15 mm Hg.
- Sức cản phổi ≤ 4 đơn vị Wood/m²
- Chỉ số McGoon, Nakata bình thường.
- Chức năng tim bình thường.
- Van nhĩ thất bình thường không hẹp hở.
- Không có shunt chủ phổi.
...

Theo đó, phẫu thuật Fontan được chỉ định cho người bệnh khi có những biểu hiện như:

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh dạng có một tâm thất

Điều kiện để phẫu thuật Fontan

- Tuổi: Người bệnh từ 4 tuổi đến 15 tuổi.

- Nhịp xoang.

- Đổ về tỉnh mạch chủ bình thường.

- Áp lực ĐMP trung bình ≤ 15 mm Hg.

- Sức cản phổi ≤ 4 đơn vị Wood/m²

- Chỉ số McGoon, Nakata bình thường.

- Chức năng tim bình thường.

- Van nhĩ thất bình thường không hẹp hở.

- Không có shunt chủ phổi.

Như vậy, có thể thấy rằng phẫu thuật Fontan sẽ được chỉ định nếu thuộc một trong các trường hợp trên.

Phẫu thuật Fontan sẽ chống chỉ định đối với người bệnh khi nào?

Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật Fontan ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT FONTAN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Sức cản phổi > 4 đơn vị Wood/m²,
- Thiểu sản động mạch phổi nặng
- Giảm chức năng thất trái nặng.
...

Như vậy, có thể thấy rằng người bệnh sẽ bị chống chỉ định nếu rơi vào các trường hợp trên và có thể sẽ không được thực hiện phẫu thuật Fontan này.

Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phẫu thuật tim cho trẻ thuộc hộ cận nghèo sẽ không được hỗ trợ nếu như đã thực hiện việc mổ trước khi làm hồ sơ, thủ tục?
Pháp luật
Phẫu thuật mở hẹp van động mạch phổi thì bước tiến hành vô cảm sẽ như thế nào? Sau khi phẫu thuật người bệnh bị xẹp phổi thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng thì có các bước tiến hành như thế nào? Việc theo dõi người bệnh sau phẫu thuật ra sao?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào? Sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần theo dõi như thế nào?
Pháp luật
Các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch nách động mạch đùi như thế nào? Ai sẽ là người thực hiện phẫu thuật này?
Pháp luật
Khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì người bệnh sẽ được nằm ở tư thế nào khi phẫu thuật?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường ngực tiến hành gây mê như thế nào? Có phải theo dõi tiếp tục sau khi phẫu thuật hay không?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các bước tiến hành ra sao? Phẫu thuật xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến cho người bệnh như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật cắt đường thông động chạy thận nhân tạo do biến chứng hoặc sau ghép thận là như thế nào? Phẫu thuật này chỉ định cho người bệnh khi nào?
Pháp luật
Phồng và giả phồng động mạch chi là gì? Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi thì có bước chuẩn bị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực
1,845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào