Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi là như thế nào? Phẫu thuật sẽ được chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi là như thế nào?
Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Rò động tĩnh mạch phổi là một tình trạng lưu thông bất thường của động mạch và tĩnh mạch phổi do kết quả của sự phát triển bất thường nằm trong bệnh cảnh của bệnh lý giãn mao mạch xuất huyết di truyền hoặc hoặc do tổn thương nhu mô phổi (vết thương ngực). Phát hiện lần đầu tiên năm 1897.
- Hiện nay do sự phát triển của can thiệp mạch máu nên thường người bệnh có chỉ định nút đường rò bằng can thiệp. Chỉ định mổ khi can thiệp thất bại hoặc người bệnh có biến chứng cấp cứu.
- Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể chọn phương pháp ngoại khoa thích hợp: Mở nhu mô đóng lỗ rò, cắt phổi không điển hình, cắt thuỳ phổi hoặc cắt toàn bộ phổi. Phẫu thuật nội soi lồng ngực cũng có thể được lựa chọn trong những trường hợp nhất định.
- Trong phạm vi quy trình này sẽ trình bày kỹ thuật cắt thuỳ phổi kèm ổ rò động - tĩnh mạch nội soi.
Theo đó, phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi được hiểu là là một tình trạng lưu thông bất thường của động mạch và tĩnh mạch phổi do kết quả của sự phát triển bất thường nằm trong bệnh cảnh của bệnh lý giãn mao mạch xuất huyết di truyền hoặc hoặc do tổn thương nhu mô phổi (vết thương ngực). Phát hiện lần đầu tiên năm 1897.
Như vậy, phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi được hiểu như quy định trên.
Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi (Hình từ Internet)
Phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi sẽ được chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI
...
II. CHỈ ĐỊNH
Bệnh thường không có triệu chứng nhưng chỉ định đặt ra khi người bệnh được phát hiện khi khám lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính mà can thiệp mạch máu thất bại hoặc Người bệnh vào viện có biến chứng nặng (tắc mạch khí, giảm oxy máu).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mang tính chất tương đối, tùy theo điều kiện từng cơ sở phẫu thuật. Nhìn chung, cần thận trọng chỉ định mổ khi có các thông số như sau:
- Người bệnh có phổi bên đối diện thương tổn mà không thể tiến hành thông khí một phổi
- Có các bệnh toàn thân nặng như: đang có ổ nhiễm trùng cơ quan khác, bệnh mãn tính nặng, bệnh máu, phổi dính nhiều không thể tạo không gian cho phẫu thuật nội soi...
Theo đó, phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi sẽ được chỉ định và chống chỉ định
Bệnh thường không có triệu chứng nhưng chỉ định đặt ra khi người bệnh được phát hiện khi khám lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính mà can thiệp mạch máu thất bại hoặc Người bệnh vào viện có biến chứng nặng (tắc mạch khí, giảm oxy máu).
Bên cạnh đó thì trường hợp chống chỉ định khi người bệnh
- Mang tính chất tương đối, tùy theo điều kiện từng cơ sở phẫu thuật. Nhìn chung, cần thận trọng chỉ định mổ khi có các thông số như sau:
- Người bệnh có phổi bên đối diện thương tổn mà không thể tiến hành thông khí một phổi
- Có các bệnh toàn thân nặng như: đang có ổ nhiễm trùng cơ quan khác, bệnh mãn tính nặng, bệnh máu, phổi dính nhiều không thể tạo không gian cho phẫu thuật nội soi...
Như vậy, phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi sẽ được chỉ định và chống chỉ định khi người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên.
Nếu người bệnh trong trường hợp chỉ định thì có thể tiến hành thực hiện phẫu thuật.
Nhưng nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể không thực hiện được phẫu thuật này.
Trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi thì phải chuẩn bị thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH PHỔI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: gồm 3 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa tim mạch.
- Kíp gây mê chuyên khoa tim: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.
- Kíp vận hành kỹ thuật (nếu có trục trặc xảy ra với hệ thống máy nội soi).
2. Người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ ngực (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng). Khám gây mê hồi sức. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (banh sườn, chỉ xiết sườn ...)
+ Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật lồng ngực thông thường (chuẩn bị).
+ Các dụng cụ chuyên dụng cho phẫu thuật nội soi nói chung (ống kính nội soi 300, kẹp, ống hút rửa…) và phẫu thuật nội soi lồng ngực nói riêng (trocart nội soi, kẹp phổi, dụng cụ khâu cắt tự động mạch máu và nhu mô phổi, dao siêu âm …).
- Phương tiện nội soi:
+ Hệ thống máy nội soi của Karl - Storz.
+ Hệ thống đốt điện Valleylab
+ Các dụng cụ cắt tự động (endoGIA) cho mạch máu và cho cắt phế quản, nhu mô phổi; clip cặp mạch máu, dao siêu âm…
- Phương tiện gây mê:
Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Ống nội khí quản hai nòng (Carlens)…
4. Hồ sơ bệnh án:
Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung. Đầy đủ thủ tục pháp lý (biên bản hội chẩn, đóng dấu …).
...
Theo đó, trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi thì trước hết phải chuẩn bị những điều như sau:
- Về người thực hiện
- Về người bệnh
- Về phương tiện
- Về hồ sơ bệnh án
Như vậy có thể thấy rằng trước khi phẫu thuật điều trị rò động tĩnh mạch phổi thì phải chuẩn bị thực hiện theo các bước lớn như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?