Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi sẽ được tiến hành như thế nào? Phẫu thuật xong thì phải theo dõi bệnh nhân ra sao?
Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi sẽ được tiến hành như thế nào?
Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỒNG, GIẢ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm:
Gây mê nội khí quản, gây tê đám rối hoặc gây tê ngoài màng cứng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy liên tục. Đặt các đường đo áp lực động mạch, tĩnh mạch trung ương và nhiệt độ liên tục.
3. Kỹ thuật:
- Phẫu tích mạch máu ở vị trí trên và dưới nơi có ổ tổn thương giả phồng, dùng lắc hoặc chỉ catgut treo mạch máu lên. Chú ý: Trong quá trình phẫu tích cẩn thận tránh làm tổn thương các nhánh tuần hoàn.
- Dùng Heparin tĩnh mạch với liều 50 đơn vị/ kg cân nặng
- Cặp hai đầu nơi mạch đã có lắc mạch máu.
- Xử trí thương tổn:
+ Rạch vào khối giả phồng lấy hết tổ chức máu cục. Kiểm soát chảy máu trong khối giả phồng, khâu vết thương bên của động mạch hoặc cắt đoạn nối tận-tận hoặc ghép mạch tự thân.
+ Cắt đoạn mạch chi bị phồng nối tận-tận hoặc ghép bằng mạch tự thân nếu mạch tổn thương dài trên 2cm.
- Đặt dẫn lưu (Redon) vào vùng mổ.
- Cầm máu kỹ
- Đóng da một lớp. Kết thúc cuộc mổ.
Theo đó, phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi sẽ có các bước tiến hành như sau:
Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
Vô cảm: Gây mê nội khí quản, gây tê đám rối hoặc gây tê ngoài màng cứng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy liên tục. Đặt các đường đo áp lực động mạch, tĩnh mạch trung ương và nhiệt độ liên tục.
Kỹ thuật:
- Phẫu tích mạch máu ở vị trí trên và dưới nơi có ổ tổn thương giả phồng, dùng lắc hoặc chỉ catgut treo mạch máu lên. Chú ý: Trong quá trình phẫu tích cẩn thận tránh làm tổn thương các nhánh tuần hoàn.
- Dùng Heparin tĩnh mạch với liều 50 đơn vị/ kg cân nặng
- Cặp hai đầu nơi mạch đã có lắc mạch máu.
- Xử trí thương tổn:
+ Rạch vào khối giả phồng lấy hết tổ chức máu cục. Kiểm soát chảy máu trong khối giả phồng, khâu vết thương bên của động mạch hoặc cắt đoạn nối tận-tận hoặc ghép mạch tự thân.
+ Cắt đoạn mạch chi bị phồng nối tận-tận hoặc ghép bằng mạch tự thân nếu mạch tổn thương dài trên 2cm.
- Đặt dẫn lưu (Redon) vào vùng mổ.
- Cầm máu kỹ
- Đóng da một lớp. Kết thúc cuộc mổ.
Như vậy phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi phải tuân thủ theo các bước tiến hành trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi xong thì phải theo dõi bệnh nhân ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỒNG, GIẢ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHI
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Đánh giá tình trạng thiếu máu ngoại vi
- Xét nghiệm điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu mất máu nhiều do khối giả phồng có biến chứng vỡ chảy máu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc chống phù nề, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu (nếu mất máu)... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Cho vận động sớm tại giường. Cho ăn từ loãng tới đặc khi có trung tiện.
...
Theo đó, việc theo dõi sau khi phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi như sau:
- Đánh giá tình trạng thiếu máu ngoại vi
- Xét nghiệm điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu mất máu nhiều do khối giả phồng có biến chứng vỡ chảy máu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc chống phù nề, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu (nếu mất máu)... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Cho vận động sớm tại giường. Cho ăn từ loãng tới đặc khi có trung tiện.
Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi xong nếu có tai biến thì cần xử lý ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỒNG, GIẢ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHI
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu do không kiểm soát hết các nguồn chảy máu vào khối giả phồng. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu băng ép không có kết quả.
- Thiếu máu không hồi phục do tắc cầu nối hoặc khâu mạch bị hẹp nhiều xuống phần chi thể dưới nơi có khối giả phồng. Cần theo dõi sát ngay sau mổ để phát hiện kịp thời biến chứng này.
- Nhiễm trùng vết mổ: Cấy vi trùng - kháng sinh đồ. Kháng sinh toàn thân liều cao - phổ rộng. Xét mổ lại nếu có biến chứng chảy máu …
Như vậy, phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi xong nếu có tai biến xong thì thực hiện xử lý như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận thông tin cá nhân thông dụng, mới nhất 2025? Tải mẫu đơn xin xác nhận thông tin cá nhân ở đâu?
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ghen tị hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Biên bản sinh hoạt chi bộ tháng 1 năm 2025? Biên bản họp chi bộ tháng 1 2025? Nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng ra sao?
- Viết bài văn tả cảnh quê hương em đang sống lớp 5 chân trời sáng tạo? Nhiệm vụ học sinh lớp 5 là gì?
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có hành vi gian lận để được thành lập có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?