Phẫu thuật cắt nối thực quản là gì? Ai là người thực hiện phẫu thuật cắt nối thực quản và tư thế người bệnh sẽ được đặt như thế nào?
Phẫu thuật cắt nối thực quản là gì?
Cắt đoạn thực quản là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt nối thực quản hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT NỐI THỰC QUẢN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt nối thực quản là cắt bỏ một đoạn hay toàn bộ thực quản để loại bỏ thương tổn rồi lập lại lưu thông bằng miệng nối. Miệng nối được thực hiện bằng khâu nối tay hoặc máy nối tiêu hóa. Đoạn cắt bỏ thực quản hay vị trí làm miệng nối có thể chỉ liên quan đến thực quản cổ, thực quản ngực, thực quản đoạn thấp hoặc đến toàn bộ nên đường mổ có thể phối hợp, kíp mổ phải có chuyên ngành khác.
...
Theo đó, phẫu thuật cắt nối thực quản là cắt bỏ một đoạn hay toàn bộ thực quản để loại bỏ thương tổn rồi lập lại lưu thông bằng miệng nối. Miệng nối được thực hiện bằng khâu nối tay hoặc máy nối tiêu hóa.
Đoạn cắt bỏ thực quản hay vị trí làm miệng nối có thể chỉ liên quan đến thực quản cổ, thực quản ngực, thực quản đoạn thấp hoặc đến toàn bộ nên đường mổ có thể phối hợp, kíp mổ phải có chuyên ngành khác.
Thực quản (hình từ internet)
Phẫu thuật cắt nối thực quản chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt nối thực quản hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT NỐI THỰC QUẢN
...
II. CHỈ ĐỊNH
Khối u thực quản, thủng thực quản, chít hẹp thực quản (do sẹo bỏng, di chứng rò, viêm..) dị dạng thực quản..
Theo đó, phẫu thuật cắt nối thực quản chỉ định trong trường hợp có khối u thực quản, thủng thực quản, chít hẹp thực quản (do sẹo bỏng, di chứng rò, viêm..) dị dạng thực quản.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp chỉ định trên thì có thể thực hiện phẫu thuật.
Ai là người thực hiện phẫu thuật cắt nối thực quản và tư thế người bệnh sẽ được đặt như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt nối thực quản hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT NỐI THỰC QUẢN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phụ mổ
- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
2. Người bệnh
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
3. Phương tiện: bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 240 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tư thế nằm ngửa ưỡn cổ bên trái nếu mổ thực quản cổ. Tư thế nghiêng trái hay sấp 30o nếu mổ nội soi ngực để vào khoang màng phổi phải. Tư thế nằm ngửa gối dưới mũi ức ở thì bụng.
Gây mê nội khí quản, chủ động chuẩn bị có thể xẹp phối thông khí một phổi.
Bước 1: Rạch da vùng cổ trái trước cơ ức đòn chũm, qua máng cảnh trái hướng đến trước cột sống cổ bóc tách thực quản cổ, bộc lộ thực quản cổ và xác định thương tổn, cắt thực quản cổ. thực hiện miệng nối thực quản cổ với đầu dưới tùy theo từng loại phẫu thuật. Miệng nối khâu tay với chỉ phẫu thuật hoặc may nối tiêu hóa.
Bước 2: Mở ngực vào khoang màng phổi phải bằng đường rạch sau bên khoang liên sườn. Làm xẹp phổi phải chủ động, thông khí một phổi. Rạch mở trung thất sau tìm và cắt bỏ thương tổn thực quản có thể dùng máy cắt tự động hay dao điện. Làm miệng nối thực quản tại vùng cổ hoặc trong trung thất. Miệng nối khâu tay với chỉ phẫu thuật hay máy nối tiêu hóa. Đặt hệ thống dẫn lưu dịch khí khoang màng phổi hút liên tục áp lực 20 cm H2O. Khâu đóng khoang màng phổi phải theo thường quy
Bước 3: Cắt nối thực quản qua khe hoành: Rạch da đường giữa trên rốn, vào ổ
bụng. Phẫu tích vùng tâm phình vị và thực quản bụng khỏi lỗ hoành, qua khe hoành phẫu tích thực quản hướng lên trung thất. Xác thương tổn và cắt bỏ thương tổn thực quản bằng dao điện hoặc máy cắt. Làm miệng nối thực quản trong trung thất hoặc trên cổ trái bằng khâu tay với chỉ phẫu thuật hoặc máy nối tiêu hóa. Có thể đặt hệ thống dẫn lưu dịch khí khoang màng phổi một hoặc hai bên hút liên tục áp lực 20 cm H2O.
Bước 4: Đóng bụng tai vết mổ đường trắng giữa theo thường quy.
...
Theo đó, ở bước chuẩn bị đầu tiên đã có nêu về người thực hiện phẫu thuật sẽ bao gồm:
Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phụ mổ
- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
Bên cạnh đó thì khi tiến hành phẫu thuật thì người bệnh sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa ưỡn cổ bên trái nếu mổ thực quản cổ. Tư thế nghiêng trái hay sấp 30o nếu mổ nội soi ngực để vào khoang màng phổi phải. Tư thế nằm ngửa gối dưới mũi ức ở thì bụng.
Như vậy, về người thực hiện phẫu thuật và tư thế người bệnh sẽ thực hiện theo quy trình trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?