Phẫu thuật cắt củng mạc sâu được hiểu như thế nào? Các bước tiến hành Phẫu thuật cắt củng mạc sâu thực hiện ra sao?

Theo Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa, phẫu thuật cắt củng mạc sâu được hiểu như thế nào? Phẫu thuật cắt củng mạc sâu được chỉ định khi nào? Khi phẫu thuật cắt củng mạc sâu cần chuẩn bị những gì? Trên đây là câu hỏi của chị Thanh Vân tại Bình Dương.

Phẫu thuật cắt củng mạc sâu được hiểu như thế nào? Phẫu thuật cắt củng mạc sâu được chỉ định khi nào?

Căn cứ theo Mục I và Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt củng mạc sâu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT CẮT CỦNG MẠC SÂU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt củng mạc sâu hoặc phẫu thuật cắt củng mạc không xuyên. Là một phẫu thuật glôcôm chọn lọc loại bỏ phần bè bệnh lý (lớp bè cạnh thành) gây cản trở lưu thông thủy dịch trong bệnh glôcôm góc mở. Cắt củng mạc sâu không xuyên vào nội nhãn nên hạn chế các biến chứng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Glôcôm góc mở nguyên phát.
- Glôcôm sắc tố.
- Glôcôm trên hội chứng giả bong bao.
- Một số trường hợp glôcôm góc mở thứ phát sau phẫu thuật thể thủy tinh, sử dụng steroid kéo dài, bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Glôcôm góc đóng.
- Glôcôm tân mạch.

Theo đó, phẫu thuật cắt củng mạc sâu hoặc phẫu thuật cắt củng mạc không xuyên là một phẫu thuật glôcôm chọn lọc loại bỏ phần bè bệnh lý (lớp bè cạnh thành) gây cản trở lưu thông thủy dịch trong bệnh glôcôm góc mở. Cắt củng mạc sâu không xuyên vào nội nhãn nên hạn chế các biến chứng.

Bệnh Glôcôm là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Hay còn gọi là bệnh cườm nước, thiên đầu thống.

Phẫu thuật cắt củng mạc sâu được chỉ định khi:

- Glôcôm góc mở nguyên phát.

- Glôcôm sắc tố.

- Glôcôm trên hội chứng giả bong bao.

- Một số trường hợp glôcôm góc mở thứ phát sau phẫu thuật thể thủy tinh, sử dụng steroid kéo dài, bẩm sinh.

Cắt củng mạc

Các bước tiến hành Phẫu thuật cắt củng mạc sâu thực hiện ra sao?

Khi phẫu thuật cắt củng mạc sâu cần chuẩn bị những gì?

Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt củng mạc sâu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT CẮT CỦNG MẠC SÂU
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ vi phẫu.
- Hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại cao.
- Thuốc: sát trùng, gây tê, chống chuyển hóa khi có chỉ định (5FU, MMC...), thuốc tiêm, tra sau phẫu thuật.
3. Người bệnh
- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.
- Trước phẫu thuật 1 - 2giờ, người bệnh được tra betadin 5%, kháng sinh, uống acetazolamid 0,25g x 2 viên.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, khi phẫu thuật cắt củng mạc sâu cần chuẩn bị như sau:

- Người thực hiện là Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

- Phương tiện phẫu thuật cắt củng mạc sâu gồm:

+ Bộ dụng cụ vi phẫu.

+ Hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại cao.

+ Thuốc: sát trùng, gây tê, chống chuyển hóa khi có chỉ định (5FU, MMC...), thuốc tiêm, tra sau phẫu thuật.

- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật. Trước phẫu thuật 1 - 2giờ, người bệnh được tra betadin 5%, kháng sinh, uống acetazolamid 0,25g x 2 viên.

- Hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.

Các bước tiến hành Phẫu thuật cắt củng mạc sâu thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt củng mạc sâu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT CẮT CỦNG MẠC SÂU
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
Đúng người bệnh, đúng chỉ định, đúng mắt cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
3.2. Thực hiện kỹ thuật
- Bộc lộ: vùng rìa phía trên bằng chỉ xuyên cơ trực trên hoặc chỉ xuyên giác mạc sát rìa trên. Nếu đặt chỉ giác mạc (vicryl) có thể đặt 1 hoặc 2 mũi để giảm sức căng. Không nên đặt quá sát vùng rìa gây cản trở quá trình phẫu tích. Mở kết mạc có thể đáy qua về rìa hoặc đáy quay về cùng đồ. Đáy quay về cùng đồ cho phẫu trường rộng hơn nhưng đòi hỏi phải khâu kín lúc kết thúc phẫu thuật, đặc biệt khi có kết hợp dùng thuốc CCH. Sau khi bộc lộ củng mạc đốt cầm máu kỹ. Khi cầm máu nên tránh các tĩnh mạch nước lớn do bảo tồn dẫn lưu thủy dịch tự nhiên.
- Tạo vạt củng mạc: vạt củng mạc nông có kích thước 5 x 5mm được phẫu tích, sâu 1/3 - 1/2 chiều dày (300 - 500mm). Tạo vạt củng mạc kích thước 4 x 4mm. Vạt củng mạc này phải đủ độ sâu để có thể xẻ đôi ống Schlemm. Phần củng mạc còn lại rất mỏng (50 - 100mm). Đầu tiên rạch tạo ranh giới của vạt củng mạc sâu, sau đó rạch sâu dần ở 1 cạnh bên vuông góc với ống Schlemm cho đến khi thủy dịch trong ống Schlemm rỉ ra. Từ bình diện này tiến hành bóc tách vạt củng mạc sâu theo 2 cách: hoặc là dùng kéo Vannas mũi nhỏ đưa thẳng vào trong ống Schlemm sau đó cắt dọc theo cựa củng mạc để xẻ đôi ống, hoặc dùng dao 15 độ bóc tách (chú ý luôn ngửa lưỡi dao lên trên để tránh làm thủng). Cắt bỏ vạt củng mạc.
- Bóc lớp bè cạnh thành: thấm khô vùng phẫu thuật, dùng kẹp phẫu tích đầu tù (thường dùng kẹp phẫu tích rút chỉ đầu nhỏ) bóc thành trong ống Schlemm và lớp bè cạnh thành.
- Đóng vạt củng mạc nông và phủ lại kết mạc.

Như vậy, các bước tiến hành Phẫu thuật cắt củng mạc sâu như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ

Bước 2. Kiểm tra người bệnh

Đúng người bệnh, đúng chỉ định, đúng mắt cần điều trị.

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật Phẫu thuật cắt củng mạc sâu được quy định cụ thể trên.

Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước tiến hành phá hủy thể mi điều trị glôcôm bằng kỹ thuật điện đông thể mi như thế nào? Phá hủy thể mi là phương pháp điều trị glôcôm theo cơ chế gì?
Pháp luật
Trong phẫu thuật sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm có thể có các biến chứng gì? Kỹ thuật sửa sẹo bọng thấm có ghép tổ chức thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm, kỹ thuật trượt vạt kết mạc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi cắt mống mắt ngoại vi Laser cần chuẩn bị những gì? Các bước tiến hành cắt mống mắt ngoại vi Laser như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào? Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do sẹo gây lật mi theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh có được chỉ định Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt khi có u mi ác tính không? Thực hiện kỹ thuật Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? Người bệnh sau phẫu thuật còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị co rút mi theo các bước như thế nào? Việc theo dõi người bệnh phẫu thuật điều trị co rút mi thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị sa lông mày do tuổi già do ai thực hiện? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
782 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào