Phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động nào theo quy định?

Thư viện Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng và phát triển thư viện số đúng không? Phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động nào? Nhà nước có ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thư viện số cho Thư viện Quốc gia Việt Nam không?

Thư viện Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng và phát triển thư viện số đúng không?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Thư viện Quốc gia Việt Nam
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ vĩnh viễn xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí được xuất bản tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài; luận án tiến sĩ của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;
b) Bổ sung và phổ biến tài liệu về Việt Nam, tài liệu tiêu biểu của nước ngoài;
c) Xây dựng hệ thống thông tin thư mục quốc gia; chủ trì, phối hợp với thư viện của các Bộ, ngành và thư viện khác trong nước xây dựng Tổng mục lục Việt Nam; công bố, chia sẻ thông tin thư mục quốc gia, tài nguyên thông tin số cho thư viện có nhu cầu, trừ tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;
d) Nghiên cứu khoa học thông tin thư viện;
đ) Thực hiện biên mục tập trung; chủ trì, phối hợp với các thư viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thư viện số;
e) Hợp tác, trao đổi tài nguyên thông tin với thư viện trong nước và nước ngoài; tham gia diễn đàn, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo phân công và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Thư viện Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các thư viện xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu thư viện số và một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động nào theo quy định?

Phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động nào?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Thư viện 2019 quy định về phát triển thư viện số như sau:

Phát triển thư viện số
1. Xây dựng tài nguyên thông tin số trên cơ sở thu thập tài liệu số, số hóa tài liệu của thư viện.
2. Xử lý, lưu giữ, bảo quản tài nguyên thông tin số phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện.
3. Sử dụng phần mềm tiên tiến trong quản trị thư viện số, thiết kế giao diện thông minh; bảo đảm tính mở, liên thông trong tra cứu, khai thác và chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ dữ liệu; hỗ trợ cấp quyền truy cập, khai thác tài nguyên thông tin số cho người sử dụng thư viện.
4. Cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và các dạng khác.

Như vậy, theo quy định, phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động sau đây:

- Xây dựng tài nguyên thông tin số trên cơ sở thu thập tài liệu số, số hóa tài liệu của thư viện.

- Xử lý, lưu giữ, bảo quản tài nguyên thông tin số phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện.

- Sử dụng phần mềm tiên tiến trong quản trị thư viện số, thiết kế giao diện thông minh; bảo đảm tính mở, liên thông trong tra cứu, khai thác và chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ dữ liệu; hỗ trợ cấp quyền truy cập, khai thác tài nguyên thông tin số cho người sử dụng thư viện.

- Cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin số và các dạng khác.

Nhà nước có ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thư viện số cho Thư viện Quốc gia Việt Nam không?

Theo Điều 5 Luật Thư viện 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện như sau:

Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện
1. Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:
a) Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;
b) Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;
c) Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
d) Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;
e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.
...

Theo quy định trên, Nhà nước có Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Theo đó, Nhà nước đầu tư cho thư viện Quốc gia Việt Nam các nội dung như sau:

- Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

- Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

- Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

Như vậy, Nhà nước có ưu tiên đầu tư xây dựng thư viện số cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định.

Thư viện Quốc gia Việt Nam Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thư viện Quốc gia Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vị trí, vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Pháp luật
Phát triển thư viện số trong thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm những hoạt động nào theo quy định?
Pháp luật
Mức thu phí khi đọc tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trực thuộc Bộ VHTTDL được quy định thế nào?
Pháp luật
Thư viện Quốc gia Việt Nam là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Thư viện Quốc gia Việt Nam có bao nhiêu phòng chức năng?
Pháp luật
Nhà nước có đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam không? Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thư viện Quốc gia Việt Nam
373 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thư viện Quốc gia Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thư viện Quốc gia Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào