Phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền thì nhà xuất bản bị xử phạt thế nào?
- Xuất bản phẩm có chứa những nội dung nào thì bị nghiêm cấm xuất bản?
- Phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền thì nhà xuất bản bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản được quyền xử phạt nhà xuất bản phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
Xuất bản phẩm có chứa những nội dung nào thì bị nghiêm cấm xuất bản?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 thì xuất bản phẩm bị nghiêm cấm xuất bản khi chứa một trong những nội dung sau:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Xuất bản phẩm (Hình từ Internet)
Phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền thì nhà xuất bản bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thông tin, báo cáo trong hoạt động xuất bản như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thông tin, báo cáo trong hoạt động xuất bản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai, đăng ký, báo cáo, giải trình không đúng nội dung, thời hạn hoặc không chính xác theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định;
b) Không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền danh mục tên xuất bản phẩm đã được cấp số xác nhận đăng ký xuất bản nhưng không thực hiện xuất bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;
b) Không báo cáo, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, nhà xuất bản phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản được quyền xử phạt nhà xuất bản phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, nhà xuất bản phát hiện xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản nhưng không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản được quyền xử phạt nhà xuất bản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?