Phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thì bị xử lý như thế nào?
- Phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thì bị xử lý như thế nào?
- Pháp nhân thương mại phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thì bị xử lý ra sao?
- Phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số có thuộc trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án không?
Phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước dưới dạng phôi có 50 số thì có bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phát hành trái phép hóa đơn
Pháp nhân thương mại phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
...
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, pháp nhân thương mại phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số có thuộc trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, quy định về việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI.
Như vậy, phát hành hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trái phép dưới dạng phôi có 50 số thuộc tội được quy định tại chương XVIII nên không thuộc trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án mà sẽ thuộc trường hợp được đương nhiên xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
...
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?
- Download mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 200? Hướng dẫn cách ghi biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt?
- Viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4? Mẫu tham khảo viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4 trong 2-3 câu?
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
- Đất công trình cấp nước thoát nước là đất gì? Đất công trình cấp nước thoát nước sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh có thu tiền sử dụng đất không?