Pháp luật quy định như thế nào về mức vốn, giới hạn và lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước? Có thể cho vay bằng ngoại tệ không?
Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là bao nhiêu?
Điều 7 Nghị định 32/2017NĐ-CP quy định mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:
- Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảm bảo giới hạn tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, việc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước cần phải đảm bảo thực hiện theo quy định về mức vốn cho vay và giới hạn cho vay cụ thể, do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định áp dụng.
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được quy định như thế nào?
Mức vốn, giới hạn và lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Căn cứ Điều 9 Nghị định 32/2017/NĐ-CP, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được quy định như sau:
- Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp.
- Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh.
- Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
Có thể cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng ngoại tệ hay không?
Điều 10 Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định về đồng tiền cho vay trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:
- Đồng tiền cho vay và thu hồi nợ là đồng Việt Nam.
- Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài theo quy định ủa pháp luật hiện hành.
Việc cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước có những khoảng thời hạn nào?
- Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được tính từ khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân vốn vay cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với khách hàng (khoản 3 Điều 3 Nghị định 32/2017/NĐ-CP).
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 32/2017/NĐ-CP, thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.
- Thời hạn ân hạn: là khoảng thời gian tính từ khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân vốn vay đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác (khoản 4 Điều 3 Nghị định 32/2017/NĐ-CP), do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng (Điều 11 Nghị định 32/2017/NĐ-CP).
- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian từ khi khách hàng phải trả nợ khoản vay lần đầu tiên cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng (khoản 5 Điều 3 Nghị định 32/2017/NĐ-CP).
Như vậy, hoạt động cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện dựa trên những quy định cụ thể về mức cho vay, giới hạn cho vay và lãi suất cho vay theo thời hạn cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Quảng Nam? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Quảng Nam như thế nào?
- Ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để thực hiện những hoạt động nào theo quy định mới nhất?
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng có thuộc lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
- Miêu tả Phim 18+ là gì? Có được miêu tả chi tiết hình ảnh khỏa thân trong Phim 18+ theo Thông tư 05?
- Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là đất gì? Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thuộc nhóm đất nào?