Phản ứng có hại của thuốc là gì? Hoạt động dược lâm sàng có nội dung tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?

Hoạt động dược lâm sàng có nội dung tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không? Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không? Đây là câu hỏi của anh T.P đến từ Đà Nẵng.

Phản ứng có hại của thuốc là gì?

Phản ứng có hại của thuốc được giải thích tại khoản 35 Điều 2 Luật Dược 2016 như sau:

Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở liều dùng bình thường.

Theo đó, phản ứng có hại của thuốc là phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở liều dùng bình thường.

phản ứng có hại

Phản ứng có hại của thuốc là gì? (Hình từ Internet)

Hoạt động dược lâm sàng có nội dung tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?

Hoạt động dược lâm sàng có nội dung được quy định tại Điều 80 Luật Dược 2016 như sau:

Nội dung hoạt động dược lâm sàng
1. Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2. Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.
3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.
4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.
5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.
7. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Theo đó, hoạt động dược lâm sàng có các nội dung sau:

- Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc.

- Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng.

- Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này.

- Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Như vậy, hoạt động dược lâm sàng có nội dung tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?

Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược 2016 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng
1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;
b) Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
c) Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;
d) Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;
đ) Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;
e) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
g) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;
b) Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;
c) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;

- Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;

- Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;

- Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;

- Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

Phản ứng có hại của thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phản ứng có hại của thuốc là gì? Hoạt động dược lâm sàng có nội dung tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?
Pháp luật
Nhóm thuốc nào có nguy cơ cao gây ra phản ứng có hại của thuốc (ADR) cho người bệnh? Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện thực hiện những gì?
Pháp luật
Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị cần đảm bảo thực hiện các công việc gì?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, khi tham gia theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc cần lưu ý những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phản ứng có hại của thuốc
739 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phản ứng có hại của thuốc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: