Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá là gì? Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo nhóm nội dung nào?
Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Phân tích thông tin là quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá toàn bộ các thông tin đã thu thập được phục vụ cho quá trình thẩm định giá, qua đó đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đến quá trình thẩm định giá và giá trị tài sản thẩm định giá cuối cùng.
Như vậy, phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá được hiểu là quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá toàn bộ các thông tin đã thu thập được phục vụ cho quá trình thẩm định giá, qua đó đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đến quá trình thẩm định giá và giá trị tài sản thẩm định giá cuối cùng.
Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá là gì? Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo nhóm nội dung nào? (hình từ internet)
Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo những nhóm nội dung nào?
Theo Điều 8 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định về phân tích thông tin như sau:
Phân tích thông tin
1. Nội dung về phân tích thông tin phải được thể hiện trong báo cáo thẩm định giá. Trong quá trình phân tích thông tin, có thể đưa ra những giả thiết, giả thiết đặc biệt; nội dung về giả thiết, giả thiết đặc biệt thực hiện theo các quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá.
2. Các thông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung sau:
a) Phân tích những thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá;
b) Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá;
c) Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá;
d) Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (chỉ áp dụng với tài sản là bất động sản).
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là việc sử dụng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản có thể là việc tiếp tục sử dụng tài sản với mục đích hiện tại hoặc với mục đích khác thay thế; do đó, cần phân tích và trình bày các lập luận chứng minh về khả năng sử dụng tài sản cho phù hợp với các yếu tố pháp lý, kinh tế - xã hội và tài chính để xác định mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản.
đ) Phân tích thông tin về các nội dung có liên quan khác.
Như vậy, các thông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung sau:
- Phân tích những thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá;
- Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá;
- Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá;
- Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (chỉ áp dụng với tài sản là bất động sản).
- Phân tích thông tin về các nội dung có liên quan khác.
Có những nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá nào?
Theo Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm:
- Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý (như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền quản lý và các quyền khác liên quan đến tài sản), đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (bao gồm quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, sửa chữa và nâng cấp tài sản) và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin này;
- Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá;
- Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có);
- Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá;
- Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Các nguồn thông tin khác (nếu có).
Lưu ý: Nguồn thông tin thu thập cần được nêu rõ trong hồ sơ thẩm định giá kèm theo lý do và đánh giá về sự phù hợp của nguồn thông tin này với yêu cầu thẩm định giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc chia công ty thế nào? Tải về mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?
- Những bức tranh vẽ về ý tưởng trẻ thơ đẹp nhất 2024 2025? Vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ đơn giản 2024 2025?
- Viết đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 hay nhất, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định dự toán gói thầu xây dựng là mẫu nào? Dự toán gói thầu xây dựng được xác định trên cơ sở nào?
- Trực tiếp bóng đá Việt Nam Singapore 26 12 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp Việt Nam Singapore 26 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?