Phần mềm ERP là gì? Phần mềm ERP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có bao nhiêu phân hệ nghiệp vụ?

Phần mềm ERP là gì? Phần mềm ERP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có bao nhiêu phân hệ nghiệp vụ? Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong phần mềm ERP như thế nào? - câu hỏi của anh T.T (Hà Giang)

Phần mềm ERP là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning): Là hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của NHNN, bao gồm các phân hệ nghiệp vụ:
...

Theo đó, phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Phần mềm ERP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có bao nhiêu phân hệ nghiệp vụ?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning): Là hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của NHNN, bao gồm các phân hệ nghiệp vụ:
a) Phân hệ Quản lý Sổ cái (General Ledger), viết tắt là GL;
b) Phân hệ Quản lý Tài sản (Fixed Assets), viết tắt là FA;
c) Phân hệ Quản lý Phải thu, phải trả (Account Payable, Account Receivable), viết tắt là AP, AR;
d) Phân hệ Công cụ kế toán (Financial Accounting Hub), viết tắt là FAH;
đ) Phân hệ quản lý Ngân Sách (Budgeting), viết tắt là BG.
...

Theo đó, phần mềm ERP bao gồm các phân hệ nghiệp vụ:

- Phân hệ Quản lý Sổ cái (General Ledger), viết tắt là GL;

- Phân hệ Quản lý Tài sản (Fixed Assets), viết tắt là FA;

- Phân hệ Quản lý Phải thu, phải trả (Account Payable, Account Receivable), viết tắt là AP, AR;

- Phân hệ Công cụ kế toán (Financial Accounting Hub), viết tắt là FAH;

- Phân hệ quản lý Ngân Sách (Budgeting), viết tắt là BG.

Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning)

Phần mềm ERP là gì? Phần mềm ERP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có bao nhiêu phân hệ nghiệp vụ? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong phần mềm ERP được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Quản lý tài khoản kế toán
1. Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán
a) Các tài khoản kế toán sau khi mở, sửa đổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Việc mở, sửa đổi, đóng tài khoản tổng hợp được thực hiện vào cuối ngày, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối kế toán ngày, tháng theo số hiệu và tên tài khoản cũ;
c) Việc chuyển đổi số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(i) Phản ánh đúng nội dung và tính chất tài khoản;
(ii) Số dư đầu kỳ kế toán, số phát sinh từ đầu kỳ kế toán đến ngày chuyển đổi, số dư cuối ngày chuyển đổi của các tài khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài khoản mới;
(iii) Sau ngày chuyển đổi, tài khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài khoản mới;
(iv) Tại ngày chuyển đổi, phải lập, in và lưu trữ hai bảng cân đối tài khoản kế toán: Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản cũ và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản mới;
d) Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán:
(i) Việc quản lý mã tài khoản nhóm A, nhóm B, nhóm E, nhóm F do Cục Công nghệ tin học thực hiện;
(ii) Việc quản lý mã tài khoản nhóm C, nhóm D do Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện.
...

Căn cứ trên quy định về nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong phần mềm ERP như sau:

- Các tài khoản kế toán sau khi mở, sửa đổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2015/TT-NHNN;

- Việc mở, sửa đổi, đóng tài khoản tổng hợp được thực hiện vào cuối ngày, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối kế toán ngày, tháng theo số hiệu và tên tài khoản cũ;

- Việc chuyển đổi số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phản ánh đúng nội dung và tính chất tài khoản;

+ Số dư đầu kỳ kế toán, số phát sinh từ đầu kỳ kế toán đến ngày chuyển đổi, số dư cuối ngày chuyển đổi của các tài khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài khoản mới;

+ Sau ngày chuyển đổi, tài khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài khoản mới;

+ Tại ngày chuyển đổi, phải lập, in và lưu trữ hai bảng cân đối tài khoản kế toán: Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản cũ và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản mới;

- Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán:

+ Việc quản lý mã tài khoản nhóm A, nhóm B, nhóm E, nhóm F do Cục Công nghệ tin học thực hiện;

+ Việc quản lý mã tài khoản nhóm C, nhóm D do Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
1,282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào