Phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng? Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình như thế nào?
Phân loại công trình xây dựng theo công năng sử dụng?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:
a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.
Công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.
2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều này trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh."
Vì vậy, công trình trụ sở công an, doanh trại quân đội phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng nên được xác định là công trình quốc phòng, an ninh.
Phân loại công trình xây dựng
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 4 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan."
Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
Căn cứ Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
"1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra."
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Công trình dân dụng bao gồm những loại nào?
Download Biện pháp kiểm tra kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình?
Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng là gì? Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là giải thưởng nào?
Trắc đạc công trình nhằm mục đích gì? Nhà thầu thi công xây dựng có phải trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng không?
Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
Mẫu Bảng đề nghị phê duyệt vật liệu dùng cho công trình xây dựng mới nhất? Chấp thuận vật liệu là nội dung phải thực hiện khi giám sát thi công?
Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng là gì? Chỉ dẫn kỹ thuật có phải là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng không?
Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
Có phải thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà CSH có nhu cầu tiếp tục sử dụng?
Mục đích của việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì theo quy định pháp luật về xây dựng?
Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng theo Thông tư 14? Tải mẫu tại đâu?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn của giáo viên dạy lý thuyết lái xe theo Nghị định 160/2024? Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe và thẩm quyền cấp được quy định ra sao?
- Thủ tục chấp thuận bố trí mặt bằng tổng thể hình sát hạch trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 theo Nghị định 160/2024 ra sao?
- Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế mới nhất? Tải về file word công văn xin xác nhận không nợ thuế?
- Mẫu bài phát biểu giao nhiệm vụ cho Đảng viên mới kết nạp? Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày nào?
- Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng công trình mới nhất? Tải mẫu tại đâu?