Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% trong giai đoạn 2022-2025?
- Mục tiêu của việc phê duyệt nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025?
- Các giải pháp thực hiện nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025?
- Nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025?
Mục tiêu của việc phê duyệt nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 880/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu của việc phê duyệt nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Góp phần hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn đến năm 2025 theo quy định tại Quyết định 36/2021/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.
- Tại các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
- Đến năm 2025, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020.
- Thời gian thực hiện hỗ trợ từ 2022 đến 2025.
Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% trong giai đoạn 2022-2025? (Hình từ internet)
Các giải pháp thực hiện nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Quyết định 880/QĐ-TTg năm 2022 quy định các giải pháp thực hiện nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Tuyên truyền, vận động:
+ Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ưu tiên tập trung, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo phấn đấu hoàn thành mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện nghèo.
- Ưu tiên lồng ghép triển khai các dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
+ Triển khai các dự án giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.
+ Các dự án giảm nghèo cần chú trọng gắn với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế địa phương, sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương và có lộ trình xây dựng thương hiệu sản phẩm - Đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động phải gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm bền vững.
+ Hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho người lao động có nhu cầu.
- Huy động nguồn lực
+ Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng tham gia đóng góp bằng tiền, tài sản, hiện vật hoặc ngày công lao động theo nguyên tắc tự nguyện.
+ Khuyến khích các địa phương áp dụng hình thức việc làm công để tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập khi tham gia thi công công trình trên địa bàn huyện nghèo.
+ Vốn huy động hợp pháp khác.
Nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Quyết định 880/QĐ-TTg năm 2022 quy định nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Trên cơ sở quy định tại Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này được hỗ trợ bổ sung trực tiếp nội dung sau:
- Hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Như vậy, Chính phủ yêu cầu phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) xuống 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?