Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên nguyên tắc gì? Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ?

Tôi có thắc mắc là đối với công tác kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường biển được quy định ra sao? Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên nguyên tắc gì? Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ? - Câu hỏi của anh Hoài Nam (Hậu Giang).

Công tác kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường biển được quy định ra sao?

Theo Điều 45 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển như sau:

Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển
1. Chất thải nguy hại từ các hoạt động trên biển phải được thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Các công trình, thiết bị trên biển sau khi hết thời hạn sử dụng mà không tiếp tục sử dụng phải được tháo dỡ, vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường.
4. Nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trên biển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại trong thăm dò, khai thác dầu khí phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.
5. Nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không được pha loãng nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.
6. Việc thải nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh và nước thải từ tàu thuyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải, bảo vệ môi trường, pháp luật có liên quan của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Chất thải rắn phát sinh từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, công trình và thiết bị khác trên biển phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật; bùn nạo vét luồng hàng hải, cảng biển phải được vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
8. Cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển.
9. Chất thải trôi nổi trên biển và ven bờ biển phải được thu gom, phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

Theo đó, công tác kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường hải đảo từ các hoạt động trên biển được quy định nêu trên.

Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên nguyên tắc gì?

vung-rui-ro-o-nhiem-moi-truong-hai-dao

Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ? (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo như sau:

Nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.
2. Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc các thành phần môi trường và sử dụng các công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo.
3. Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào kết quả tính toán, xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô và được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật về thành lập bản đồ chuyên đề.

Theo đó, phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên 03 nguyên tắc, cụ thể như sau:

+ Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.

+ Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc các thành phần môi trường và sử dụng các công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển và hải đảo.

+ Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải căn cứ vào kết quả tính toán, xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô và được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật về thành lập bản đồ chuyên đề.

Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành mấy cấp độ?

Theo khoản 1 Điều 49 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo là cơ sở đề ra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo.

Theo khoản 2 Điều 49 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:

Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:
a) Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
b) Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
c) Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
d) Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.

Như vậy, rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân thành 04 cấp độ, cụ thể như sau:

+ Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;

+ Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;

+ Vùng rủi ro ô nhiễm cao;

+ Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.

Ô nhiễm môi trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc quản lý chất lượng môi trường đất trong khu vực ô nhiễm môi trường đất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi có ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra thì ai có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả?
Pháp luật
Ô nhiễm môi trường do nhiều người gây thiệt hại thì nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào?
Pháp luật
Dự án sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn có phải đánh giá tác động môi trường hay không?
Pháp luật
Mức ô nhiễm không khí học sinh được nghỉ học? Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu bao gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Dữ liệu, chứng cứ được sử dụng để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bảo đảm yêu cầu gì?
Pháp luật
Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
Pháp luật
Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất ít nhất bao nhiêu hoạt động?
Pháp luật
Sau khi hoàn thành việc xử lý phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại thì có phải công bố thông tin không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm môi trường
755 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào