Phân bón là gì? Sản xuất, buôn bán phân bón hóa học giả từ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Phân bón là gì? Phân bón hóa học gồm những loại nào?
Phân bón được giải thích tại khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
...
20. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
...
Theo đó, phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Việc phân loại phân bón được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phân loại phân bón
1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.
5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
Theo đó, phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón là gì? Sản xuất, buôn bán phân bón hóa học giả từ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (hình từ internet)
Sản xuất, buôn bán phân bón hóa học giả từ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Phân bón giả về chất lượng được giải thích là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật) (theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
...
Như vậy, người nào sản xuất, bán phân bón bao gồm cả phân bón hóa học mà lượng phân bón giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 Bộ luật Hình sự hiện hành thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Ngoài ra, tùy tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi sản xuất, buôn bán phân bón hóa học giả mà mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể lên đến 15 năm (theo khoản 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón hóa học?
Theo Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt
1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
4. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
5. Cung cấp thông tin về giống cây trồng, phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.
6. Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy về vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng.
8. Xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
9. Canh tác gây hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học.
10. Khai thác, sử dụng trái phép tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích phi nông nghiệp.
Như vậy, trong hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón hóa học những hành vi sau bị nghiêm cấm:
(1) Sản xuất, buôn bán phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
(2) Sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
(3) Cung cấp thông tin về phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên đổi CCCD hết hạn có bị phạt không? Khi nào thì đổi CCCD hết hạn? Làm lại căn cước công dân hết hạn ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập? Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?
- Văn tả chiếc ô lớp 2? Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả một đồ vật em dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa lớp 2?
- Khẩu hiệu tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2025 là gì?
- Xe đạp không có đèn bị phạt cao nhất bao nhiêu theo Nghị định 168? Xe đạp phải bật đèn trong khoảng thời gian nào 2025?