Phân biệt hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng dựa trên quy định hiện nay ra sao?
Phân biệt hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng ra sao?
Căn cứ theo các quy định về kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .
Việc phân biệt hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng được thực hiện như sau:
Tiêu chí | Hủy kết hôn trái pháp luật | Không công nhận quan hệ vợ chồng |
Khái niệm | Là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn. | Là việc pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân giữa nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. |
Cơ sở thực hiện | - Không đạt độ tuổi kết hôn theo quy định (Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên); - Kết hôn không mang tính tự nguyện; - Một trong hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự; - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Hôn nhân giữa những người cùng giới tính. | Có yêu cầu ly hôn giữa người không đăng ký kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng. |
Người có quyền yêu cầu | - Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn trong trường hợp kết hôn không tự nguyện; - Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; - Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; - Hội liên hiệp phụ nữ; - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật | Một hoặc cả hai bên chung sống. |
Thẩm quyền tuyên bố | Tòa án nhân dân | Tòa án nhân dân |
Hậu quả pháp lý | - Khi hủy kết hôn trái pháp luật thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. - Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như sau: + Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. + Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. | Tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng |
Phân biệt hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng dựa trên quy định hiện nay ra sao?
Pháp luật quy định việc giải quyết hậu quả khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc giải quyết hậu quả khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay có những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?
- Mẫu hợp đồng phá dỡ công trình nhà chung cư mới nhất là mẫu nào? Tải về hợp đồng phá dỡ công trình nhà chung cư ở đâu?
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với xe máy chính thức? Mức trừ điểm GPLX đối với xe máy khi vi phạm nồng độ cồn 2025?
- Mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025? Tải mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025 ở đâu?
- Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?