Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ? Bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải có nội dung gì?

Điểm khác nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ là gì? Bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải có nội dung gì?

Điểm giống nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ là gì?

Án treo và cải tạo không giam giữ là hai biện pháp được áp dụng với người đã bị kết án. Hai biện pháp này đều thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội với mục đích nhằm không để họ bị cách ly khỏi xã hội, vẫn được làm việc, sinh sống như bình thường.

Điểm giống nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ bao gồm:

- Đều không để người bị kết án phải ngồi tù mà được tự do hoạt động ở ngoài xã hội

- Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục các đối tượng được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ là:

+ Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc

+ Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người đó.

- Thực hiện một số nghĩa vụ giống nhau như:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc.

+ Tích cực tham gia lao động, học tập

+ Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục.

+ Phải khai báo tạm vắng nếu đi khỏi nơi cư trú 1 ngày

+ Nộp bản tự nhận xét 03 tháng một lần cho người trực tiếp giám sát, giáo dục

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật?

Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ? Bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải có nội dung gì? (Hình từ internet)

Điểm khác nhau giữa án treo và cải tạo không giam giữ là gì?

Án treo và cải tạo không giam giữ có những điểm khác nhau cụ thể như sau:

Tiêu chí

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Căn cứ pháp lý

- Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015

- Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao

- Luật Thi hành án hình sự 2019

- Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015

- Luật Thi hành án hình sự 2019


Định nghĩa

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ được lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình.

Bản chất

Là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Là hình phạt chính

Điều kiện áp dụng

- Bị xử phạt tù không quá 3 năm

- Có nhân thân tốt

- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ

- Xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù

- Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng

- Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Các trường hợp không được hưởng

- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

- Phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội

- Người phạm tội nhiều lần

- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Vi phạm các điều kiện áp dụng nêu trên

Thời hạn phạt, thử thách

- Bị phạt tù không quá 03 năm

- Thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, trong khoảng từ 01 năm – 05 năm

- Có thể được rút ngắn thời gian thử thách

- Thời gian áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm

- Được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt:

+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn

+ Có nhiều tiến bộ

+ Lập công

+ Mắc bệnh hiểm nghèo

Nghĩa vụ

- Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

- Phải có công an cấp xã đến làm việc với UBND nơi được giao giám sát, giáo dục nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng

- Làm bản cam kết nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình và phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục

- Trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.

- Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ

- Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trách nhiệm giám sát, giáo dục

Chính quyền địa phương nơi người đó cư trú

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú

Hậu quả khi vi phạm

- Có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung

- Cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì bị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án được hưởng án treo

- Phạm tội mới thì phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

Nếu vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị kiểm điểm

Bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải có nội dung gì?

Đối với quy định về nội dung của bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo thì tại Điều 6 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định cụ thể như sau:

Ngoài những nội dung theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật Tố tụng hình sự, bản án cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải có nội dung sau đây:

(1) Về việc giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách:

- Khi cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án phải ghi rõ trong phần Quyết định của bản án việc giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

- Khi giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ trong phần quyết định của bản án tên Ủy ban nhân dân cấp xã; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; đồng thời, ghi rõ trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

- Khi giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ trong phần quyết định của bản án tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; đồng thời, ghi rõ trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Trường hợp cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo thuộc lực lượng quân đội nhân dân thì trong phần quyết định của bản án phải ghi tên của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.

(2) Về việc tuyên hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách.

Trong phần quyết định của bản án cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án phải tuyên rõ hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Án treo
Cải tạo không giam giữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được hưởng án treo lần 2 đối với hành vi đánh bạc?
Pháp luật
Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ? Bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo phải có nội dung gì?
Pháp luật
Đang hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản nhưng tiếp tục phạm tội thì áp dụng hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo là gì? Những trường hợp nào không cho hưởng án treo?
Pháp luật
Để tòa tuyên án cho một người được hưởng án treo thì người đó cần đáp ứng những nội dung gì? Có trường hợp nào được rút ngắn thời gian hưởng án treo không?
Pháp luật
Thời gian thử thách trong án treo tính như thế nào? Về việc ấn định thời gian thử thách và thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như thế nào?
Pháp luật
Án treo là gì? Điều kiện được hưởng án treo năm 2024? Người bị phạt án treo có được tiếp tục đi làm không?
Pháp luật
Án treo là gì? Có phải là treo phạm nhân lên? Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo thế nào?
Pháp luật
Người bị cải tạo không giam giữ phải làm công việc lao động phục vụ cộng đồng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi trước đó đã phạm tội và bị kết án phạt cải tạo không giam giữ thì sau đó phạm tội có được coi là phạm tội lần đầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Án treo
61,059 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Án treo Cải tạo không giam giữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Án treo Xem toàn bộ văn bản về Cải tạo không giam giữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào