Phản biện xã hội đối với văn bản dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước gồm những nội dung gì và được thực hiện bằng những phương pháp nào?
- Phản biện xã hội đối với văn bản dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước gồm những nội dung gì?
- Phản biện xã hội đối với văn bản dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước được thực hiện bằng những phương pháp nào?
- Quyền và trách nhiệm đối với chủ thể phản biện xã hội trong phản biện xã hội được quy định như thế nào?
Phản biện xã hội đối với văn bản dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định về đối tượng và nội dung phản biện xã hội như sau:
Đối tượng và nội dung phản biện xã hội
1- Đối tượng phản biện xã hội
Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
2- Nội dung phản biện xã hội
- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.
- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.
- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.
Theo đó, nội dung phản biện xã hội gồm:
- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.
- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.
- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.
Phản biện xã hội đối với văn bản dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế (Hình từ Internet)
Phản biện xã hội đối với văn bản dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định về phương pháp phản biện xã hội như sau:
Phương pháp phản biện xã hội
1- Tổ chức hội nghị các cơ quan lãnh đạo trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội từng cấp.
2- Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện.
3- Khi cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.
Theo đó, việc phản biện xã hội được thực hiện bằng những phương pháp sau:
- Tổ chức hội nghị các cơ quan lãnh đạo trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội từng cấp.
- Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện.
- Khi cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.
Quyền và trách nhiệm đối với chủ thể phản biện xã hội trong phản biện xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định về quyền và trách nhiệm trong phản biện xã hội như sau:
Quyền và trách nhiệm trong phản biện xã hội
1- Chủ thể phản biện xã hội
a) Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện.
b) Tổ chức đối thoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu phản biện khi cần thiết.
c) Gửi kết quả phản biện bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.
d) Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện của mình.
đ) Bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).
2- Cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội
a) Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết đến chủ thể phản biện.
b) Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đối thoại theo yêu cầu của chủ thể phản biện.
c) Trả lời bằng văn bản với chủ thể phản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản) các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Theo đó, chủ thể phản biện xã hội có các quyền và trách nhiệm sau:
- Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện.
- Tổ chức đối thoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu phản biện khi cần thiết.
- Gửi kết quả phản biện bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.
- Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện của mình.
- Bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?