Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế?
Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa phải là thành viên của điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế.
3. Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu, tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các hoạt động sau đây:
- Tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu, tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng; hoặc
- Hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 75 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về trách nhiệm của Bộ Công thương như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
...
3. Tổ chức hoạt động khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thực hiện việc giao nhiệm vụ cho tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
6. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan để triển khai các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
8. Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo thẩm quyền.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Bộ Công thương là cơ quan có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, cụ thể như sau:
(1) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
(2) Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
(3) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
(4) Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
(5) Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có mấy tài khoản cấp 2? Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?
- Cơ quan quản lý thu là gì? Khi nộp thuế điện tử trên trang thuế điện tử của Tổng cục Thuế, có phải chọn tên cơ quan quản lý thu?
- Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?
- Điểm mới của vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132 là gì theo quy định hiện nay?
- Tăng hạn mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đối với trường hợp nào trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?