Phạm trù bản chất và hiện tượng là gì? Ví dụ về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn Mác Lênin là gì?
Phạm trù bản chất và hiện tượng là gì? Ví dụ về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng?
Phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù quan trọng trong triết học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cái cốt lõi và cái biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Phạm trù bản chất và hiện tượng có ý nghĩa trong việc phân tích, lý giải sâu sắc sự vật, hiện tượng trong cuộc sống và khoa học.
(1) Khái niệm bản chất và hiện tượng
- Bản chất là sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Bản chất gắn liền với cái chung. Bởi vì cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật, thì đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Bản chất cùng một loại với quy luật. Bởi vì, nói đến bản chất của sự vật là nói đến quy luật vận động phát triển của nó. Nhưng phạm trù bản chất rộng hơn, phong phú hơn phạm trù quy luật. Bởi mỗi một qui luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khiá cạnh của bản chất.
- Hiện tượng là sự biểu hiện bên ngoài của bản chất.
Ví dụ: Các hiện tượng xã hội, như hiện tượng kinh tế, chính trị, tư tưởng, hoặc quan hệ và hoạt động kinh tế của con người hay xã hội v.v... đều là sự thể hiện bên ngoài của bản chất con người hoặc bản chất của xã hội.
Theo đó, phạm trù bản chất và hiện tượng không tồn tại độc lập mà luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó bản chất quy định hiện tượng, còn hiện tượng là cách thức biểu hiện của bản chất.
Việc nắm vững cặp phạm trù bản chất và hiện tượng giúp con người phân biệt giữa những gì thực sự quan trọng và những gì chỉ là bề ngoài, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn. Phạm trù bản chất và hiện tượng là một nội dung cơ bản cần được tìm hiểu kỹ lưỡng khi nghiên cứu triết học và ứng dụng vào thực tiễn.
(2) Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Triết học duy vật biện chứng khẳng định bản chất và hiện tượng thống nhất biện chứng với nhau ở trong sự vật. Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ thông qua hiện tượng, và hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất. Không có bản chất thuần túy ở bên ngoài hiện tượng. Cũng như không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ở trong sự vật, là sự thống nhất của hai mặt đối lập, mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng. Sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Sự đối lập giữa cái ổn định với cái thường xuyên thay đổi. Hiện tượng phong phú hơn bản chất, vì tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh mà hiện tượng có những biểu hiện khác nhau. Còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, vì bản chất phản ánh cái bên trong, cái ổn định của sự vật.
(3) Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, phải đi từ hiện tượng đến bản chất. Nhưng không dừng ở một vài hiện tượng, mà phải nghiêân cứu tất cả các hiện tượng vốn có của sự vật. Đồng thời phải phân biệt được khác nhau giữa các hiện tượng, vì có các hiện tượng thường “xuyên tạc” hoặc “che dấu” cái bản chất. Cho nên, trong nhận thức khoa học, cũng như trong hoạt động thực tiễn, chỉ có thể phát hiện cái bản chất, trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hiện tượng của sự vật.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Phạm trù bản chất và hiện tượng là gì? Ví dụ về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn Mác Lênin là gì? (Hình ảnh Internet)
Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn Mác Lênin là gì?
Căn cứ tại Mục 7 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của sinh viện khi học môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
Tài liệu học tập môn "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin" gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 8 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tài liệu học tập của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?