6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội? Mục tiêu môn học Triết học Mác-Lênin là gì?

6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội? Mục tiêu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì? Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội như thế nào?

6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội?

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,... của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

6 hình thái ý thức xã hội là gì?

Những hình thái của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và triết học.

Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.

Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp của Nhà nước.

Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.

Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội.

Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp. Trong các hình thức hoạt động thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ.

Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu của mình là chức năng đền bù - hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù - hư ảo. Chức năng đó làm cho tôn giáo có một đời sống lâu dài, một vị trí đặc biệt trong xã hội.

Ví dụ về hình thái ý thức xã hội?

Hình thái ý thức đạo đức: Phản ánh các chuẩn mực, giá trị đạo đức, quy tắc ứng xử trong xã hội. Ví dụ như lòng nhân ái, sự trung thực, tinh thần trách nhiệm.

Hình thái ý thức tôn giáo: Bao gồm hệ thống niềm tin, nghi lễ và giáo lý tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.

Hình thái ý thức pháp quyền: Bao gồm các quy định, luật lệ điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội.

Hình thái ý thức thẩm mỹ: Phản ánh đời sống tinh thần thông qua các hình thức như âm nhạc, hội họa, điện ảnh, văn học.

Hình thái ý thức khoa học: Tri thức khoa học về tự nhiên và xã hội được tổ chức có hệ thống.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội?

6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội? (hình từ internet)

Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội như thế nào?

Căn cứ tại Chương 3 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
a) Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Khái niệm tồn tại xã hội và các nhân tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội
- Khái niệm ý thức xã hội và cấu trúc của ý thức xã hội (tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội; các hình thái ý thức xã hội).
b) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội; nội dung của ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội; sự biến đổi của ý thức xã hội là sự phản ánh đối với sự biến đổi của tồn tại xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Nội dung tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận

Như vậy, vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội như sau:

- Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội; nội dung của ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội

- Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội; sự biến đổi của ý thức xã hội là sự phản ánh đối với sự biến đổi của tồn tại xã hội

Mục tiêu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?

Theo Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có nêu:

1. Tên môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
4. Mục tiêu của môn học:
Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:
- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;
- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
...

Như vậy, mục tiêu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:

- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;

- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;

- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

Chủ nghĩa Mác Lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin? Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác Lê nin là gì?
Pháp luật
6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội? Mục tiêu môn học Triết học Mác-Lênin là gì?
Pháp luật
Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt? Nội dung vấn đề cơ bản của triết học như thế nào?
Pháp luật
Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ 6 cặp phạm trù triết học? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì?
Pháp luật
Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?
Pháp luật
Nguyên lý về sự phát triển là gì? Ví dụ nguyên lý về sự phát triển? Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lao động không?
Pháp luật
Quy luật giá trị là gì? Nội dung của quy luật giá trị là gì? Giá trị ghi trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế có phải là trốn thuế?
Pháp luật
Các học thuyết, quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc của pháp luật? Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật đúng không?
Pháp luật
Quy luật mâu thuẫn là gì? Ví dụ về quy luật mâu thuẫn? Nhà nước và xã hội có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn trong gia đình không?
Pháp luật
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là gì? Thời lượng môn triết học Mác-Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ nghĩa Mác Lênin
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
28 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ nghĩa Mác Lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ nghĩa Mác Lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào