Phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho cơ quan nào trong trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm?
Phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho cơ quan nào trong trường hợp phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm?
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật như sau:
Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc động vật nuôi bị chết bất thường mà không rõ nguyên nhân phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật thú y bao gồm các thông tin sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai báo;
b) Địa điểm, thời gian phát hiện dịch bệnh động vật;
c) Loại động vật;
d) Số lượng động vật;
đ) Mô tả dấu hiệu bệnh.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc báo cáo dịch bệnh động vật được thực hiện như sau:
Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật
...
2. Việc báo cáo dịch bệnh động vật được thực hiện như sau:
a) Ở cấp xã: Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
b) Ở cấp huyện: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho UBND cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
c) Ở cấp tỉnh: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y;
d) Ở cấp trung ương: Cục Thú y có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các quốc gia mà Việt Nam cam kết thực hiện báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh động vật;
đ) Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, b và c khoản này được phép báo cáo vượt cấp lên chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp cao hơn;
e) Trường hợp xuất hiện dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người, nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y còn phải thực hiện việc báo cáo dịch bệnh động vật cho cơ quan y tế cùng cấp có liên quan theo các quy định hiện hành;
g) Việc kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin và báo cáo dịch bệnh động vật quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này phải được thực hiện trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng, trung du và 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo kể từ khi nhận được thông tin khai báo dịch bệnh động vật từ các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Theo đó, việc báo cáo dịch bệnh động vật được thực hiện ở các cấp, cụ thể là ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.
Dịch bệnh động vật (Hình từ Internet)
Khi dịch bệnh động vật xảy ra thì đảm bảo thực hiện báo cáo theo các tiêu chí nào?
Cụ thể tại khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
* Báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật
- Báo cáo cập nhật ổ dịch được áp dụng trong trường hợp dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;
- Báo cáo cập nhật ổ dịch được nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện vào trước 16 giờ hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt dịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần;
- Biểu mẫu báo cáo cập nhật ổ dịch theo quy định tại mục 1 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
* Báo cáo điều tra ổ dịch bệnh động vật
- Báo cáo điều tra ổ dịch được áp dụng trong trường hợp dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;
- Báo cáo điều tra ổ dịch được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện trong vòng 07 ngày kể từ khi ổ dịch được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;
- Nội dung của báo cáo điều tra ổ dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
* Báo cáo định kỳ dịch bệnh động vật
- Báo cáo tháng được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện bằng hình thức báo cáo văn bản và qua thư điện tử, bao gồm các thông tin về dịch bệnh động vật được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng;
- Báo cáo quý, 6 tháng và báo cáo năm được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổng hợp, báo cáo thông tin về dịch bệnh động vật trong kỳ báo cáo;
- Báo cáo định kỳ được thực hiện trong tuần đầu tiên của kỳ báo cáo tiếp theo;
- Nội dung báo cáo định kỳ được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại mục 2 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
Quy định về biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật phải có những nội dung gì đúng yêu cầu?
Theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?