Phải làm gì khi cho rằng kết quả giám định lần đầu không khách quan? Ai có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết?
Phải làm gì khi cho rằng kết quả giám định lần đầu không khách quan?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của tổ chức, cá nhân
1. Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sở Y tế;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội từ cấp tỉnh trở lên;
e) Người sử dụng lao động;
g) Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết của đối tượng đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.
3. Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh."
Kết quả giám định lần đầu không khách quan
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ giám định lần đầu đối với trường hợp khám giám định phúc quyết?
Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định như sau:
Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
...
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết.
...
Theo đó, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường hợp khám giám định phúc quyết.
Cơ quan nào thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết?
Cơ quan thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/04/2023) như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương
...
2. Giám định y khoa phúc quyết đối với các trường hợp:
a) Vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
b) Đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
c) Đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý khi cơ quan quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an đề nghị.
Như vậy, trường hợp bạn cho rằng giám định lần đầu không khách quan; bạn có thể nộp Đơn đề nghị giám định phúc quyết đến Hội đồng giám định y khoa nơi đã giám định cho bạn.
Thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết cho bạn gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương để bạn được giám định. Khi giám định phúc quyết, Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương tiến hành giám định cho bạn.
Tải về mẫu giấy đề nghị khám giám định mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, cơ quan thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết được căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 52/2016/TT-BYT (Hết hiệu lực từ 15/04/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương
1. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ;
b) Cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ và có đề nghị khám giám định phúc quyết;
c) Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, trường hợp bạn cho rằng giám định lần đầu không khách quan; bạn có thể nộp Đơn đề nghị giám định phúc quyết đến Hội đồng giám định y khoa nơi đã giám định cho bạn.
Thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết cho bạn gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương để bạn được giám định. Khi giám định phúc quyết, Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương tiến hành giám định cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?