PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Chương 2 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 thì PEP hay còn gọi là dự phòng sau phơi nhiễm với HIV.
Đây là một phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) bằng cách dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV.
Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Chương 2 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 thì không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho các trường hợp sau:
- Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV
- Nguồn gây phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính.
- Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm như nước mắt, dịch nước bọt, nước tiểu và mồ hôi.
- Có phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su;
Người nghiện chích ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Các dạng phơi nhiễm với HIV thường gặp là những dạng nào?
Các dạng phơi nhiễm với HIV thường gặp được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương 2 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM VỚI HIV
...
1. Các dạng phơi nhiễm
Phơi nhiễm với HIV là việc tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của người nhiễm HIV. Trường hợp dùng chung bơm kim tiêm và hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng nhiễm HIV có thể được xem như phơi nhiễm với HIV.
Các dạng phơi nhiễm thường gặp:
- Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò;
- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.
- Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.
- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.
Phân loại phơi nhiễm với HIV: có 2 loại gồm:
- Phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra không liên quan đến nghề nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, có các dạng phơi nhiễm với HIV thường gặp như sau:
- Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò;
- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.
- Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.
- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.
Người bị phơi nhiễm với HIV có được ngân sách nhà nước bảo đảm, cấp miễn phí thuốc kháng HIV không?
Việc cấp thuốc kháng HIV cho nười bị phơi nhiễm với HIV được quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BYT như sau:
Kế hoạch cung ứng thuốc kháng HIV
...
3. Thuốc kháng HIV được cấp để điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, Khoản 3 Điều 39 Luật phòng, chống HIV/AIDS;
b) Người nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
c) Những người khác nhiễm HIV.
4. Thuốc kháng HIV do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Đối tượng được ngân sách nhà nước bảo đảm, cấp miễn phí thuốc kháng HIV bao gồm:
a) Người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế;
b) Phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phụ nữ mang thai có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
c) Trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
6. Trường hợp các đối tượng quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Như vậy, theo quy định, người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì được ngân sách nhà nước bảo đảm, cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
Trường hợp người này có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?