Ông nội có được phép đăng ký người phụ thuộc là cháu của mình theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Bố mẹ ly hôn nhưng không ai có điều kiện nuôi dưỡng con thì ai sẽ là người trông nom trẻ?
Căn cứ quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:
Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em như sau:
Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em
Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Theo quy định trên người chưa thành niên trong trường hợp bố mẹ ly hôn mà bố mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì có thể giao trẻ cho những người con khác đã trưởng thành của mình để thực hiện việc nuôi dưỡng (anh, chị, em ruột của trẻ).
Trường hợ không có anh, chị, em hoặc anh chị em cũng không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ là người có nghĩa vụ nuôi cháu.
Tuy nhiên bố mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Ông nội có được phép đăng ký người phụ thuộc là cháu của mình theo quy định pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Bố mẹ ly hôn nhưng không ai có điều kiện nuôi dưỡng con thì có thể giao con cho cô bác ruột chăm sóc không?
Căn cứ Điều 106 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột như sau:
Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Theo quy định vừa nêu thì bố mẹ chỉ được phép giao con cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chăm sóc khi trẻ không có anh chị em ruột có đủ điều kiện chăm sóc hoặc không còn ông bà nội, ông bà ngoại.
Ông nội có được đăng ký người phụ thuộc là cháu của mình hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC):
Các khoản giảm trừ
1. Giảm trừ gia cảnh
d) Người phụ thuộc bao gồm:
...
d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
g.4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này hồ sơ chứng minh gồm:
g.4.1) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh.
g.4.2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
...
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng)
...
Quy định đề cập nếu ông nội phải trực tiếp nuôi dưỡng "theo quy định của pháp luật" nếu có hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là người đang trực tiếp nuôi dưỡng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng thì có thể đăng ký người phụ thuộc là cháu của mình.
Tuy nhiên tại hồ sơ không yêu cầu bắt buộc phải có giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà chỉ cần ông nội có bản tự khai theo mẫu có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người cháu sống cùng.
>>> Bản tự khai của người nộp thuế được lập theo Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC TẢI VỀ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?