Ô tô, xe máy sử dụng đèn pha không đúng quy định xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Trường hợp ô tô, xe máy tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần?
Ô tô, xe máy sử dụng đèn pha không đúng quy định xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Đèn pha có thể hiểu là loại đèn chiếu xa, loại đèn này có cường độ sáng mạnh.
Khi tham gia giao thông, đèn pha (đèn chiếu xa) thường được sử dụng trên đoạn đường vắng, ít ánh sáng, trên quốc lộ, đường cao tốc, đường nông thôn vào ban đêm, khi không có xe ngược chiều gần hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.
Tuy nhiên, việc sử dụng đèn pha cần phải tuân thủ quy định pháp luật và sử dụng hợp lý để đảm bảo an toàn, tránh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ô tô, xe máy sử dụng đèn pha không đúng quy định xử phạt bao nhiêu thì căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Sử dụng còi, rú ga liên tục; sử dụng còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
...
Đồng thời, căn cứ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
...
Đối chiếu theo các quy định trên, có thể thấy mức xử phạt vi phạm hành chính đối với ô tô và xe máy khi sử dụng đèn pha không đúng quy định là khác nhau, cụ thể mức phạt như sau:
(1) Đối với người lái xe ô tô có hành vi bật đèn pha (đèn chiếu xa) khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định thì bị phạt hành chính với mức tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
(2) Đối với người lái xe gắn máy có hành vi bật đèn pha (đèn chiếu xa) khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau thì bị phạt hành chính với mức tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Ô tô, xe máy sử dụng đèn pha không đúng quy định xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Trường hợp ô tô, xe máy tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần? (Hình từ Internet)
Ô tô, xe máy phải tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Sử dụng đèn
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Như vậy, người lái xe ô tô, xe máy phải tắt đèn pha (đèn chiếu xa), bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau:
- Khi gặp người đi bộ qua đường;
- Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
- Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
- Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định ra sao?
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 5 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(3) Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
(4) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(5) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng đối tượng.
(6) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
(7) Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 06 tuổi bằng xe gắn máy, xe mô tô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu xin ý kiến về người ứng cử, được đề cử tại đại hội đối với quy chế bầu cử trong đảng mới nhất?
- Nghị định 177 về tinh giản biên chế: Có áp dụng chế độ, chính sách tại Nghị định 177 đối với đối tượng tinh giản biên chế?
- Hồ sơ thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông năm 2025 theo Nghị định 163 gồm những gì?
- Ngày 10 tháng 2 là ngày gì? Ngày 10 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 10 2 2025 là thứ mấy?
- Có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán môi trường không? Cơ quan nào kiểm toán trong lĩnh vực môi trường?