Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là gì? Cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh phải đáp ứng những điều kiện nào?
Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là gì?
Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh (Hình từ Internet)
Cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh phải đáp ứng những điều kiện nào?
Cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
2. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
a) Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
3. Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
Theo đó, cơ sở nuôi trồng thủy sản bán thâm canh phải có:
- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt;
- Nơi chứa bùn thải phù hợp;
- Có biển báo chỉ dẫn từng khu;
- Và đáp ứng quy định sau:
+ Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
Người, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
- Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận:
- Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?