Nữ quân nhân sảy thai phải điều trị nội trú cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản?
Nữ quân nhân sảy thai phải điều trị nội trú cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản?
Nữ quân nhân sảy thai phải điều trị nội trú cần chuẩn bị những giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản? (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định về hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản cho nữ quân nhân như sau:
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, thực hiện như sau:
1. Đối với lao động nữ (bao gồm cả lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai
a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thi có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện;
...
Như vậy, trong trường hợp của chị, nếu đáp ứng các điều kiện để hưởng chế độ thai sản được nêu ở trên thì chị chỉ cần nộp bản chính hoặc hoặc bản sao giấy ra viện.
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thi có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản cho nữ quân nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định về thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản cho nữ quân nhân như sau:
Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản
Thời hạn giải quyết chế độ thai sản theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ hoặc người lao động (gọi chung là người lao động) có trách nhiệm nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người sử dụng lao động hoàn thành việc giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động.
3. Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày chị gái của bạn quay lại làm việc, chị ấy cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản hợp lệ cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Sau 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương nơi chị của bạn công tác có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho chị gái của bạn.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của nữ quân nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản với nữ quân nhân như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, nữ quân nhân cần thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đồng thời đáp ứng yêu cầu về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kế hoạch tổ chức 20 10 2024 Ngày Phụ nữ Việt Nam cho trường học, công ty, công đoàn ra sao?
- Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc đối với thuốc kê đơn được ghi trên nhãn bao bì ngoài như thế nào?
- Cá nhân lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác thì giải quyết như thế nào?
- Người làm công tác thư viện đại học có được hút thuốc trong quá trình thực thi nhiệm vụ không? Có được bày tỏ và chia sẻ quan điểm trên mạng xã hội không?
- Cá nhân cư trú là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân khi nào? Có thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền thì có phải quy đổi ra Đồng Việt Nam?