Nữ cán bộ công an nhân dân bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì có bị tước cấp bậc hàm hay không?
- Nữ cán bộ công an nhân dân bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì có bị tước cấp bậc hàm hay không?
- Tước danh hiệu công an nhân dân có phải là một hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công an nhân dân vi phạm điều lệnh không?
- Trình tự, thủ tục xử lý công an bị tước danh hiệu công an nhân dân gồm mấy bước?
Nữ cán bộ công an nhân dân bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì có bị tước cấp bậc hàm hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về xử lý vi phạm cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng trang phục, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; nếu bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì bị tước cấp bậc hàm, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, chống đối, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc cản trở hoạt động của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trong thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nữ cán bộ công an nhân dân bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì sẽ bị tước cấp bậc hàm.
Bên cạnh đó, cán bộ công an nhân dân bị tước danh hiệu Công an nhân dân sẽ bị tước công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu.
Nữ cán bộ công an nhân dân bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì bị có bị tước cấp bậc hàm hay không?Tước danh hiệu công an nhân dân có phải là một hình thức xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Tước danh hiệu công an nhân dân có phải là một hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công an nhân dân vi phạm điều lệnh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BCA có quy định về hình thức xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh như sau:
Hình thức xử lý
1. Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh:
a) Phê bình;
b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh:
a) Phê bình;
b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;
d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Khiển trách;
e) Cảnh cáo;
g) Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;
h) Cách chức, giáng chức;
i) Tước danh hiệu Công an nhân dân
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tước danh hiệu công an nhân dân là một trong các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, chiến sĩ công an vi phạm điều lệnh bên cạnh các hình thức như: phê bình; hạ bậc danh hiệu thi đua năm; không xét tặng danh hiệu thi đua năm; xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; khiển trách; cảnh cáo; giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương; cách chức, giáng chức.
Trình tự, thủ tục xử lý công an bị tước danh hiệu công an nhân dân gồm mấy bước?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA có quy định về trình tự, thẩm quyền, hồ sơ xử lý vi phạm điều lệnh như sau:
Để kỷ luật công an bị tước danh hiệu thì thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Công an vi phạm điều lệnh bị yêu cầu viết bản tự kiểm điểm về hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, công an nhân dân tự nhận hình thức xử lý vi phạm.
Bước 2: Tổ chức thẩm tra, xác minh, kết luận về vi phạm của cán bộ, chiến sĩ công an. Trong đó, sẽ có các trường hợp sau đây:
- Nếu vi phạm đã rõ: Không cần xác minh.
- Nếu vi phạm chưa rõ: Thực hiện xác minh, thẩm tra, kết luận về vi phạm.
Bước 3: Tùy mức độ, tính chất vi phạm, căn cứ nội dung tự kiểm điểm và kết quả xác minh sẽ thực hiện tạm đình chỉ công tác (nếu cần thiết) thì ra quyết định hoặc báo cáo ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trong trường hợp này, sẽ thực hiện xét họp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an nếu vi phạm đến mức bị tước danh hiệu công an nhân dân. Trong đó, hồ sơ xử lý gồm:
- Biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm điều lệnh.
- Biên bản xác minh vi phạm cùng các chứng cứ khác nếu có.
- Bản tự kiểm điểm của công an, chiến sĩ vi phạm điều lệnh.
- Biên bản họp xét, đề nghị xử lý kỷ luật, biên bản kiểm phiếu (nếu có)
- Quyết định kỷ luật, thông báo về kết quả kỷ luật.
Bước 4: Phải báo cáo bằng văn bản về cơ quan điều lệnh cấp trên trực tiếp hoặc đơn vị ra thông báo sau khi đã xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ công an.
Nếu người vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải báo cáo chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định.
Như vậy, trình tự, thủ tục xử lý công an bị tước danh hiệu công an nhân dân gồm 4 bước nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?