NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% sẽ bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đúng không?
- NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% sẽ bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đúng không?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% là gì?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% là trong bao lâu?
NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% sẽ bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đúng không?
Theo khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời sơ cứu hoặc cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động;
b) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả hoặc những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;
c) Không tạm ứng chi phí sơ cứu, chi phí cấp cứu hoặc không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế;
d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức phạt tiền đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, dựa theo các quy định nêu trên thì trường hợp người sử dụng lao động không trả phí giám định khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% (trong trường hợp NSDLĐ là bên giới thiệu đơn vị giám định sức khỏe cho NLĐ) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động, nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% là gì?
Theo điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
d) Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
...
Theo quy định nêu trên thì ngoài bị xử phạt tiền thì buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Tải về mẫu Giấy giới thiệu đề nghị giám định mới nhất 2023: Tại Đây
NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% sẽ bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đúng không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với NSDLĐ không trả phí giám định khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% là trong bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không trả phí giám định khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?
- Linh vật rắn các tỉnh 2025 mới nhất? Linh vật rắn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- 3 chính sách thôi việc Viên chức được hưởng khi tinh giản biên chế chi tiết được tính thế nào?
- Mức chi quà Tết 2025 đối với CBCCVC, người lao động tại TPHCM thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là bao nhiêu?