NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất hay không?
- NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất hay không?
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được nghỉ hưu sớm hay không?
- Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là bao nhiêu tuổi?
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất hay không?
Tại điểm đ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
...
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây
...
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Theo như quy định trên thì khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động
Căn cứ vào tiểu 4 Mục I Kết luận 308/CV-PC năm 2022 của Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nội dung hướng dẫn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động làm công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm đủ tuổi nghỉ hưu như sau:
Về thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ tuổi nghỉ hưu
Câu hỏi:
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 36 BLLĐ khi NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP không?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
“Đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất” theo quy định của khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP có nghĩa là đã “đủ tuổi nghỉ hưu”. Do đó, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 36 BLLĐ, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ “đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất theo quy định của khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2000/NĐ-CP.
Theo nội dụng của kết luận trên thì trường NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã đủ tuổi nghỉ hưu (đạt đến tuổi nghỉ hưu thấp nhất) theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu thấp nhất hay không?
Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được nghỉ hưu sớm hay không?
Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, NLĐ người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc nghỉ hưu sớm không được vượt quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu mà pháp luật quy định.
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
...
2. Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Như vậy, tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được xác định theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?