Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản có phải chờ hết 6 tháng quay lại làm việc mới có thể nộp hay không?
- Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản có phải chờ hết 6 tháng quay lại làm việc mới có thể nộp hay không?
- Mức hưởng cho 06 tháng nghỉ chế độ thai sản được tính như thế nào?
- Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản cần nộp giấy khai sinh bản chính hay bản sao?
- Nếu hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm chế độ thai sản được không?
Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản có phải chờ hết 6 tháng quay lại làm việc mới có thể nộp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên thì pháp luật chỉ đặt ra thời hạn tối đa người lao động cần nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong thời hạn 45 kể từ ngày trở lại làm việc.
Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn đóng bảo hiểm xã hội được 1 năm. Bạn được công ty cho nghỉ thai sản và đủ điều kiện hưởng thai sản của BHXH. Hiện tại bạn đã sinh con được gần 5 tháng và đã đi làm lại thì bạn có thể nộp hồ sơ để hưởng thai sản luôn mà không cần phải chờ hết 6 tháng.
Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản có phải chờ hết 6 tháng quay lại làm việc mới có thể nộp hay không? (Hình từ Internet)
Mức hưởng cho 06 tháng nghỉ chế độ thai sản được tính như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
...
Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản của bạn được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x số tháng hưởng thai sản.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng thêm tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bạn sinh.
Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản cần nộp giấy khai sinh bản chính hay bản sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
...
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
...
Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản mà bạn có thể nộp Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
Nếu hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm chế độ thai sản được không?
Hết thời gian nghỉ chế độ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm được không căn cứ tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ thai sản
...
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Lưu ý: Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Nhưng thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định tối đa là:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Theo đó, lao động nữ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Trường hợp không thỏa thuận được thì sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ phải đi làm trở lại.
Tuy nhiên, trong trường hợp lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày theo quy định nêu trên.
Tải Mẫu Đơn xin nghỉ thêm chế độ thai sản khi đã hết thời gian nghỉ mới nhất tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây nêu ngày Tết: Cây nêu có ý nghĩa gì? Sự tích cây nêu ngày Tết? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Cây nêu treo gì?
- Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?