Nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC như thế nào?
- Nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC như thế nào?
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước ra sao?
- Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước?
- Nguyên tắc chung trong đào tạo, bồi dưỡng, cập nhận kiến thức cho học viên thẩm định giá như thế nào?
Nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước như sau:
Thời lượng cho một lớp bồi dưỡng được quy định là 40 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC.
Dưới đây là nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước:
Tên chuyên đề | Số giờ học | |
A | PHẦN KIẾN THỨC CHUNG | |
Chuyên đề 1 | Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá của Nhà nước | 8 |
Chuyên đề 2 | Nguyên lý căn bản về thẩm định giá và việc áp dụng trong hoạt động thẩm định giá của Nhà nước | 4 |
Chuyên đề 3 | Phân tích tài chính doanh nghiệp | 4 |
B | PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ | |
Chuyên đề 4 | Thẩm định giá bất động sản | 8 |
Chuyên đề 5 | Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị) | 8 |
Chuyên đề 6 | Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác) | 4 |
Chuyên đề 7 | Thẩm định giá doanh nghiệp | 4 |
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước sẽ được quy định như trên.
Nội dung và chương trình bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước ra sao?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:
- Kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước, đơn vị bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Việc kiểm tra được thực hiện bằng 1 (một) bài viết (tự luận hoặc trắc nghiệm do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định) trong thời gian tối đa 150 phút cho cả phần kiến thức chung và phần kiến thức nghiệp vụ.
Nội dung bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.
- Điểm bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phải học lại chuyên đề còn thiếu.
- Trường hợp vì lý do đặc biệt, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng chấp thuận.
- Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quyền dự kiểm tra lại một lần. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định nhưng không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp bồi dưỡng.
Như vậy, trên đây là quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước như sau:
Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước
...
2. Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng phân công) ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước. Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước theo Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và phải đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.
Như vậy, thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng phân công sẽ có thẩm quyền cấp Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
Nguyên tắc chung trong đào tạo, bồi dưỡng, cập nhận kiến thức cho học viên thẩm định giá như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức như sau:
- Chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải phù hợp với các đối tượng tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BTC.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải đảm bảo thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được tổ chức dưới hình thức tập trung. Trong trường hợp phát sinh tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp cần thiết khác, Bộ Tài chính thông báo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được thực hiện theo hình thức trực tuyến.
- Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BTC.
Như vậy, trên đây là những nguyên tắc chung trong đào tạo, bồi dưỡng, cập nhận kiến thức cho học viên thẩm định giá.
Lưu ý: Thông tư 39/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đã từng mang thai có phải là điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không?
- Có được phép nhập khẩu phế liệu không? Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm gì?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn bao gồm những cơ quan nào? Phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về điều gì?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bất thường khi nào?
- Mẫu bản cam kết phòng chống bạo lực học đường của học sinh trung học là mẫu nào? Tải về tại đâu?